skip to Main Content
Menu

Khi nghĩ đến thuốc chữa bệnh trĩ nội ngoại là bạn đang có những triệu chứng sưng đau, chảy máu, khó chịu… ở vùng hậu môn hay một lần nữa đón nhận chỉ định phẫu thuật của bác sĩ?

Bệnh trĩ chiếm tỉ lệ mắc phải rất cao trong dân số. Theo thống kê ở Việt Nam có khoảng 40% dân số mắc bệnh này. Việc chọn phương pháp điều trị phù hợp hết sức quan trọng, không những giúp nhanh khỏi bệnh mà còn tránh được những rủi ro đáng tiếc.

Đừng nóng vội phẫu thuật cắt trĩ!

Tôi là bác sĩ CKI YHCT Nguyễn Hữu Trường, chủ bút tại dongyngaynay.com và bác sĩ điều trị chính tại phòng khám đông y Y Tâm Đường.

bác sĩ đông y Nguyễn Hữu Trường

Bác sĩ CKI y học cổ truyền Nguyễn Hữu Trường

Với kinh nghiệm nhiều năm điều trị bệnh trĩ bằng Đông y, tôi hiểu rất rõ những băn khoăn và đau đớn mà bạn đang gặp phải.

Tôi cũng thấy rất nhiều bệnh nhân do phải chịu những cơn đau dai dẳng mà dẫn đến tâm lý nóng vội nên muốn phẫu thuật cắt trĩ ngay với hi vọng khỏi bệnh nhanh chóng.

Tuy nhiên, phương pháp mổ trĩ chỉ giải quyết được phần ngọn của bệnh. Bạn vẫn có thể bị tái phát sau đó, thậm chí phải gặp những biến chứng ngoài ý muốn như: nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn, lộ niêm mạc hậu môn khiến hậu môn luôn ẩm ướt…

Bệnh trĩ được y học hiện đại xếp vào ngoại khoa tiêu hóa. Tức là ở bệnh viện, điều trị bằng phẫu thuật và thủ thuật (chích xơ, thắt trĩ, đốt lạnh…) sẽ chiếm tỉ lệ khá cao. Phẫu thuật trĩ là tiến bộ của y học, tuy nhiên chỉ nên áp dụng cách chữa này cho các trường hợp sau:

  • Điều trị bằng thuốc uống không cải thiện tích cực.
  • Bệnh trĩ nặng do để lâu như: trĩ nội độ 4 có búi trĩ quá lớn, trĩ ngoại có biến chứng tắc mạch, huyết khối, hoại tử.

Tham khảo: Kinh Nghiệm Cắt Trĩ Ngoại Chi Tiết Từ A-Z Cập Nhật 2019

Video bác sĩ Nguyễn Hữu Trường chia sẻ bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ hiệu nghiệm [NÊN XEM]

Nên ưu tiên điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Đông y

Ở bất kỳ thời đại nào, bệnh trĩ vẫn luôn chiếm tỉ lệ cao. Thời xa xưa khi chưa có Tây y, ông bà ta vẫn dùng thuốc Đông y để chữa dứt điểm căn bệnh này mà không cần đến “dao kéo”. Ngày nay, thuốc Đông y chữa bệnh trĩ luôn có vai trò quan trọng trong công tác phòng trị bệnh này ở nước ta.

Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y thích hợp cho số đông những người bệnh trĩ nội từ độ 1 đến độ 3 hoặc bệnh trĩ ngoại chưa có biến chứng hoặc những người đang có nhiều chứng bệnh mạn tính không thuận lợi cho việc phẫu thuật như: đái tháo đường, bệnh tim, cơ địa dị ứng thuốc kháng sinh…

Thuốc Đông y có nguồn gốc thảo dược nên rất an toàn, không tác dụng phụ. Đồng thời, hiệu quả có phần nổi trội hơn so với thuốc Tây chữa bệnh trĩ. Trước khi tìm hiểu về những nguyên tắc của một bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh trĩ là gì các bạn nhé.

Bệnh trĩ là gì?

Ở hậu môn của chúng ta có những đám rối tĩnh mạch trĩ (gọi tắt là búi trĩ). Những búi trĩ này có chức năng giúp đưa máu từ vùng hậu môn trực tràng trở về tim theo vòng tuần hoàn máu và có vai trò như một lớp đệm giúp ống hậu môn được khép kín lại.

Như vậy, mỗi người đều có những búi trĩ nội và búi trĩ ngoại nằm ở hậu môn. Bệnh trĩ là khi các búi trĩ này sa giãn quá mức gây ra triệu chứng căng phồng, đau rát, chảy máu, tăng tiết dịch hậu môn.

Nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh trĩ

Do tăng áp lực lên các búi trĩ ở hậu môn trong thời gian dài. Trên lâm sàng, bệnh trĩ thường gặp trong những trường hợp sau đây:

1.Táo bón thường xuyên: nên phải rặn nhiều khiến cho áp lực lên các búi trĩ tăng, lâu ngày căng phồng, chảy máu và sa giãn ra.

2.Tiêu chảy nhiều lần: Khi bị tiêu chảy, áp lực tống phân lên các búi trĩ cũng rất lớn. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày cũng làm tăng áp lực ở các búi trĩ. Vì vậy, người viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa cũng rất hay bị bệnh trĩ.

3.Tăng áp lực ổ bụng: làm tăng áp lực ở các búi trĩ. Thường gặp ở phụ nữ có thai hay người mắc các bệnh đường hô hấp mà ho nhiều, xơ gan… Ngoài ra, bệnh cũng hay gặp ở những người phải làm việc khiêng vác nặng, đứng lâu ngồi nhiều…

4.Một số nguyên nhân khác như: hội chứng lỵ, hội chứng ruột kích thích, u bướu hậu môn trực tràng…

Bạn đang bị trĩ nội hay trĩ ngoại?

Bệnh trĩ nội là khi búi trĩ nằm ở vị trí phía trên đường lược bị sa giãn quá mức. Tùy theo mức độ sa giãn của búi trĩ mà bệnh trĩ nội được phân thành 4 cấp độ.

thuốc chữa bệnh trĩ nội

4 cấp độ bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ ngoại là khi búi trĩ ở vị trí dưới đường lược, được bao bọc bởi lớp da rìa hậu môn sa giãn quá mức.

Bệnh trĩ hỗn hợp là khi trĩ nội và trĩ ngoại phát triển lớn dần và thông hợp với nhau.

thuốc trị bệnh trĩ ngoại và hỗn hợp

Hình ảnh bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp

Cơ chế thuốc trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bằng Đông y

Bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại đều có cùng triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, thuốc chữa bệnh trĩ ngoại cũng chữa được bệnh trĩ nội và ngược lại.

Một bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ đạt kết quả cao phải được lập phương dựa trên phương pháp luận khoa học và phải trải qua nhiều năm thực nghiệm có kết quả tốt.

Tại Y Tâm Đường, nhiều năm qua chúng tôi dùng bài thuốc chữa bệnh trĩ gia truyền Khang Trĩ thang để điều trị bệnh trĩ cho rất nhiều bệnh nhân và đạt được những thành công nhất định.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ Khang Trĩ Thang

Bài thuốc chữa bệnh trĩ Khang Trĩ Thang

Khang Trĩ thang là sự kết hợp của bài thuốc “Bổ trung ích khí thang” gia thêm Tam Thất, Hoa hòe, Mè đen, Diếp cá để đạt được những tác dụng quan trọng sau đây:

1.Bổ trung khí, thăng đề: phục hồi vị trí búi trĩ sa giãn

Tác dụng này giúp bệnh trĩ khi đã khỏi, ít tái phát và là cũng là ưu điểm của thuốc Đông y so với thuốc Tây y.

Theo Đông y, “trung khí” là khí lực do tỳ vị sinh ra, có vai trò nâng đỡ các cơ quan như tỳ (lá lách) , vị (dạ dày), tử cung, ruột, cơ nâng búi trĩ ở hậu môn…

Trung khí giúp cho các cơ quan này luôn được sắp xếp trật tự mà không bị đảo lộn khi chúng ta vận động hay thay đổi tư thế.

Khi “trung khí” hư suy sẽ làm các cơ và lực nâng đỡ các tạng yếu đi nên dễ sa xuống hoặc sa ra ngoài gây ra các bệnh lý thường gặp như: thoát vị bẹn, sa tử cung, sa dạ dày, sa hậu môn, suy giãn tĩnh mạch, sa búi trĩ…

Nguyên tắc điều trị chứng sa tạng cũng như sa búi trĩ nói trên của Đông y sẽ là “bổ trung khí, thăng đề”.

Hàng nghìn năm qua, người xưa đã dùng bài thuốc “Bổ trung ích khí thang” làm thuốc đặc trị các chứng sa tạng nói trên nhờ có tác dụng “bổ trung khí, thăng đề”.

Bài thuốc có thể làm cho các tạng có kích thước và khối lượng lớn như dạ dày, tử cung hết sa xuống thì việc làm cho các búi trĩ phục hồi vị trí ban đầu là rất đơn giản.

những vị thuốc nam chữa bệnh trĩ trong bài thuốc bổ trung ích khí thang

Bài thuốc Bổ Trung Ích Khí thang – thành phần quan trọng của một bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ

Vì vậy, trong thuốc chữa bệnh trĩ của Đông y chính thống luôn dùng 8 vị thuốc của “Bổ Trung ích khí thang” là Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo kết hợp với một số vị thuốc khác để tác dụng toàn diện hơn.

Trên lâm sàng, có rất nhiều trường hợp người bệnh đi tiêu bình thường không bón không tiêu chảy nhưng mỗi lần đi tiêu vẫn phải rặn nhiều hoặc nhiều ngày mới đi tiêu 1 lần. Nguyên nhân là do trung khí hư suy.

Những trường hợp này dùng thuốc Đông y sẽ thấy tác dụng rõ rệt. Vì tác dụng “bổ trung khí thăng đề” không chỉ giúp cho các cơ, dây chằng, thành mạch phục hồi bền vững, mà còn giúp cho khí lực đẩy phân xuống đại tràng tốt hơn nên đi cầu đều đặn mỗi ngày và không phải rặn quá nhiều.

2.Chỉ huyết, hoạt huyết hóa ứ

Tức là dùng các thuốc có tác dụng chỉ huyết (cầm máu do chảy máu trĩ), đồng thời cũng có tác dụng hoạt huyết hóa ứ (tăng lưu thông máu) để tránh hình thành huyết khối do tụ máu ở búi trĩ đang sưng phồng và sa giãn. Khi không còn chảy máu và tụ máu, sẽ làm giảm đau rát, giảm sưng phồng rõ rệt ở vùng bệnh.

Chỉ huyết và hoạt huyết là hai tác dụng đối lập nhau. Một bên là cầm máu để không chảy máu, một bên là tăng lưu thông máu để không tụ máu.

  • Trong Đông y, Tam thất là thảo dược duy nhất có cùng lúc 2 tác dụng nêu trên nên được xem là vị thuốc hàng đầu để chữa bệnh trĩ.
  • Theo y học hiện đại, trong Hoa hòe có hàm lượng lớn Rutin (6-30%) có tác dụng làm bền thành mạch trĩ, giảm áp lực tĩnh mạch trĩ và cầm máu trĩ nên giúp cho búi trĩ ít bị tổn thương và nhanh phục hồi. Vì vậy, hoa hòe cũng là vị thuốc chữa bệnh trĩ rất phổ biến trong nhân dân.
Hòe hoa và tam thất

Hòe hoa và Tam thất

3.Nhuận trường

Đại tràng khô táo làm phân di chuyển khó khăn và nằm lâu trong ruột già. Khi đó, đại tràng sẽ hấp thu nước trong phân làm cho phân khô cứng hơn.

Việc đi cầu mỗi ngày phải rặn nhiều làm tăng áp lực lên các búi trĩ, lâu ngày sẽ làm các búi trĩ phồng lên, phân cứng đi qua cứa vào sẽ làm chảy máu trĩ.

Nhuận trường là tác dụng không chỉ giúp việc đi cầu dễ dàng thoải mái mỗi ngày mà còn giúp cơ thể thải độc tốt hơn vì phân được thải ra ngoài nhanh chóng.

  • Mè đen là vị thuốc còn biết đến với tên gọi Hắc chi ma, có tác dụng chính là nhuận trường, làm cho đại trường hết khô táo. Vị thuốc này không chỉ dùng để chữa bệnh trĩ mà còn được xem như món ăn phòng bệnh trĩ hiệu quả.
  • Rau diếp cá, vị thuốc rất hay dùng trong điều trị bệnh trĩ. Nhờ có tác dụng nhuận tràng, giảm sưng, kháng khuẩn, phòng chống nhiễm trùng vết thương ở búi trĩ.
bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá có tác dụng nhuận trường rất tốt

Diếp cá – Mè đen

Với 3 tác dụng vừa nêu (bổ trung khí thăng đề, chỉ huyết hoạt huyết hóa ứ, nhuận tràng) sẽ giúp cho người bệnh đại tiện được bình thường, không chảy máu, không đau rát, búi trĩ thu gọn và hậu môn được khô ráo không còn tiết nhiều dịch.

Nhiều năm qua, Khang trĩ thang với những tác dụng và thành phần như trên đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh nhanh chóng, ít bị tái phát và không cần phẫu thuật.

phản hồi của cô hoa sau khi điều trị bệnh trĩ

Cô Hoa khỏi 90% bệnh trĩ nội độ 3 sau 20 ngày điều trị. Xem thêm TẠI ĐÂY

Bệnh nhân rosana đã khỏi hoàn toàn bệnh trĩ sau khi dùng khang trĩ hoàn

Chị Rosana người Ý đã thoát khỏi bệnh trĩ nhờ đến Việt Nam công tác. Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Thông tin bài thuốc Khang Trĩ 

Thành phần: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo, Tam thất, Hòe hoa, Mè đen, Diếp cá.

Công dụng: Bổ trung khí, thăng đề, chỉ huyết hóa ứ, nhuận tràng

Chủ trị: Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, đại tiện ra máu, táo bón kinh niên, sa hậu môn, tăng tiết dịch hậu môn.

Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói nhỏ, uống sau khi ăn.

Chống chỉ định, thận trọng: Không dùng cho phụ nữ có thai, người tăng huyết áp.

Liệu trình điều trị:

  • Nếu bạn mới bị bệnh trĩ hoặc ở mức độ trĩ nội độ 1, độ 2 thì thời gian điều trị thông thường là 1-2 liệu trình. Mỗi liệu trình 20 ngày.
  • Nếu bạn bị bệnh trĩ lâu năm, hoặc trĩ nội độ 3 thì thời gian điều trị là từ 2-3 tháng.

Ưu điểm của bài thuốc Khang Trĩ

  • 100% thảo dược tự nhiên tốt cho sức khỏe và không tác dụng phụ
  • Bài thuốc được lập phương dựa trên cơ sở luận trị của Đông y, đạt được hiệu quả tích cực đối với đông đảo bệnh nhân.
  • Hiệu quả thấy rõ sau 10 ngày điều trị. Tỉ lệ khỏi bệnh cao
  • Dùng được cho người trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
  • Không phải làm thủ thuật hay phẫu thuật nên hạn chế được nhiều rủi ro do “dao kéo”.
  • Phụ nữ cho con bú dùng được bình thường.

Những lưu ý:

  • Trĩ nội độ 4, trĩ ngoại có biến chứng tắc mạch, hoại tử không dùng thuốc điều trị bệnh trĩ mà phải dùng phương pháp phẫu thuật.
  • 85% người dùng đều thấy hiệu quả rõ rệt sau 10 ngày điều trị. Tác dụng của thuốc có thể thay đổi tùy theo cơ địa từng người nên có người thấy đỡ nhanh và cũng có người thấy đỡ chậm.
  • Người huyết áp cao và phụ nữ có thai không nên dùng.

[Video] BS CKI Nguyễn Hữu Trường tư vấn bệnh trĩ, táo bón nên ăn gì trên kênh truyền hình SCTV4

Nên chữa bệnh trĩ ngay, đừng để biến chứng

Bệnh trĩ thuộc nhóm bệnh khó nói, ngại chia sẻ. Khi mới bị, người bệnh thường có tâm lý lướt qua, sống chung với bệnh chứ ít khi điều trị ngay do ngại gặp bác sĩ thăm khám, nhất là phụ nữ.

Khi mới mắc bệnh, thời gian điều trị dứt điểm rất ngắn. Đồng thời tránh được những biến chứng như: thiếu máu do chảy máu trĩ lâu ngày, sa nghẹt búi trĩ, hoại tử hậu môn, nhiễm trùng máu…

Hãy điều trị bệnh trĩ sớm nhất có thể! Đó là lời khuyên của Tôi cũng như các đồng nghiệp dành cho bệnh nhân. Bạn đang cần tư vấn hãy liên hệ với phòng khám Y Tâm Đường theo số điện thoại sau để được tư vấn cụ thể hơn.

Liên hệ tư vấn 028 3590 1280 – 0964 663 729

bác sĩ tư vấn tại đông y ngày nay

Các bác sĩ tư vấn tại Y Tâm Đường

Thân chúc các bạn nhanh chóng khỏi bệnh và luôn mạnh khỏe!

Bác sĩ CKI YHCT Nguyễn Hữu Trường

Bản quyền thuộc PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y Y TÂM ĐƯỜNG

Một số loại thuốc chữa bệnh trĩ khác:

  • Tottri
  • An trĩ vương
  • Safinar
  • Thuốc chữa bệnh trĩ trung quốc trĩ căn đoạn
  • Titanoreine
  • Proctolog
  • Preparation h
  • Thuốc bôi trĩ chữ a của Nhật
  • Hemopropin
  • Thuốc chữa bệnh trĩ gia truyền bà phương
  • Thanh mộc hương

Những cách chữa bệnh trĩ dân gian bằng các vị thuốc nam phổ biến khác:

  • Đu đủ
  • Lá trầu không
  • Lá vông
  • Lá ổi
  • Mật ong
  • Lá thiên lý
  • Lá lốt
  • Lá sung…..

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top