Bệnh trĩ ngoại mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng lại là một trong những bệnh lý về hậu môn trực tràng phổ biến.
Bệnh đã và đang trực tiếp làm suy giảm chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có tới gần 80% số người mắc trĩ ngoại chưa thực sự hiểu về bệnh để chủ động điều trị kịp thời.
Chính điều này đã vô tình làm mức độ bệnh ngày càng nặng thêm khiến người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư đại trực tràng.
Hãy dành ra 5 phút đọc bài viết chuyên sâu dưới đây để tự trang bị cho mình những kiến thức về bệnh trĩ ngoại, cách chữa trĩ ngoại và những kiến thức chăm sóc sức khỏe cần thiết giúp phòng, chữa bệnh trĩ hiệu quả.
Nội Dung
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là một trong 2 dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ bên cạnh bệnh trĩ nội.
Đây là hiện tượng các tĩnh mạch trĩ nằm dưới vùng da nhăn cạnh lỗ hậu môn bị sưng phồng, căng giãn đột ngột do bị chèn ép quá mức hoặc do viêm nhiễm, tụ máu.
Tham khảo: BỆNH TRĨ NỘI TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ NHẤT | BÁC SĨ CKI NGUYỄN HỮU TRƯỜNG
Với bệnh trĩ ngoại, 100% các bũi trĩ xuất hiện nằm bên ngoài môn nên người bệnh có thể dễ dàng phát hiện và quan sát được.
Bệnh trĩ ngoại nếu không kịp thời điều trị có thể biến chứng thành trĩ ngoại tắc mạch hay còn gọi là trĩ ngoại nhồi máu. Do các mạch máu trĩ bị phá vỡ nên hình thành nên các cục máu đông gây ra sự đau buốt dữ dội và cơn co thắt hậu môn.
Trường hợp nặng có thể gây hoại tử và loét búi trĩ. Lúc này người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng phẫu thuật sớm để không bị hoại tử lan sang những cơ quan xung quanh.
Hình ảnh trĩ ngoại qua từng mức độ:
Y học lâm sàng đã tiến hành nghiên cứu, phân loại và chia trĩ ngoại ra thành 4 cấp độ dựa theo sự phát triển của búi trĩ.
Theo đó, bệnh trĩ ngoại tùy theo giai đoạn sẽ được chia thành 4 độ gồm: trĩ ngoại độ 1 2 hay còn gọi là bệnh trĩ ngoại nhẹ, trĩ ngoại độ 3 và trĩ ngoại độ 4.
Trĩ ngoại độ 1:
Được hiểu là hiện tượng búi trĩ bắt đầu hình thành ở phía ngoài lỗ hậu môn.
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể chưa để ý đến sự xuất hiện của búi trĩ do búi trĩ chưa nằm thường xuyên ở hậu môn, mà chỉ xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện.
Khi ở giai đoạn 1, người bệnh có thể sẽ cảm thấy có một số triệu chứng bệnh trĩ ngoại ban đầu điển hình như ngứa ngáy, khó chịu và ẩm ướt ở vùng hậu môn và có thể kèm theo đi ngoài ra máu nhẹ.
Trĩ ngoại cấp độ 2:
Bước sang giai đoạn 2, người bệnh đã có thể cảm nhận rõ hơn sự xuất hiện của các búi trĩ ngoại bởi lúc này các búi trĩ đã nằm thường trực bên ngoài hậu môn tạo cảm giác lộm cộm, khó chịu.
Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau đớn, khó chịu khi đi đại tiện.
Hiện tượng chảy máu hậu môn khi đi ngoài cũng diễn ra thường xuyên hơn và lượng máu chảy cũng nhiều dần lên.
Cảm giác ẩm ướt, ngứa rát, khó chịu cũng tăng lên rõ rệt gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Ở giai đoạn này, nếu người bệnh không chú ý giữ vệ sinh vùng hậu môn thật tốt sẽ rất dễ dẫn đến viêm nhiễm khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
Trĩ ngoại độ 3:
Bước vào giai đoạn này, các tĩnh mạch trĩ sẽ phình to hơn khiến kích thước búi trĩ lớn hơn.
Các tĩnh mạch trĩ đan xen vào nhau tạo thành đám rối và các nút thắt gây ra hiện tượng tắc mạch búi trĩ khiến người bệnh đau đớn.
Các búi trĩ cũng rất dễ bị cọ xát vào quần gây xước và chảy máu kèm theo đau đớn mạnh khiến các sinh hoạt của người bệnh trở nên bất tiện.
Vào thời điểm này, sự khó chịu luôn thường trực trong tâm lý người bệnh kèm theo đó là những lo lắng và cả việc sợ đi cầu vì thường xuyên đại tiện ra máu tươi.
Việc đi ngoài ra máu nếu kéo dài cũng sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm tới sức khỏe.
Trĩ ngoại cấp độ 4:
Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ ngoại.
Lúc này búi trĩ đã bị viêm, có thể có loét và hoại tử khiến cho cảm giác đau rát khó chịu tăng lên bội phần.
Không những thế, nếu không được điều trị kịp thời rất có thể những viêm loét này sẽ lan rộng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, phát triển gây bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng.
Trĩ ngoại độ 3 và độ 4 hình thành là do bệnh nhân để bệnh quá lâu và đã xuất hiện biến chứng tắc mạch nên phải điều trị bằng phẫu thuật nhanh chóng.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà
Mặc dù gây nhiều phiền toái và bất tiện trong cuộc sống nhưng nhiều người vẫn e dè và ngại ngùng chưa chủ động tìm tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Hơn 90% số người mắc trĩ tìm cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng các phương pháp dân gian..
Một kết quả đáng mừng là có tới hơn 60% trong số này cải thiện được tình trạng bệnh trĩ ngoại do điều trị đúng cách và điều trị ở giai đoạn sớm bằng những loại thảo dược phù hợp.
Để chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà, đa phần bệnh nhân vẫn truyền tai nhau sử dụng các phương pháp kết hợp trong uống ngoài bôi (đắp, thoa, rửa…) với các loại thảo mộc tự nhiên như: rau diếp cá, lá trầu không, hoa hòe hay lá và hoa thiên lý…
Bạn có thể tự thực hiện cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng một trong những nguyên liệu này theo 3 bước:
Bước 1: Dùng 1 trong các nguyên liệu kể trên đem đun sôi với nước sạch.
Thực hiện xông hơi vùng búi trĩ bằng nước thảo dược khi nước còn nóng.
Khi hết nóng, dùng chính nước này để rửa sạch vùng bệnh khi đã xông hơi xong.
Bước 2: Dùng lá diếp cá, lá trầu không, lá thiên lý… rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng búi trĩ khoảng 1 – 2 giờ.
Sau đó, rửa lại với nước sạch và lau khô bằng khăn bông mềm.
Đây là một trong những cách làm co búi trĩ ngoại theo phương pháp dân gian đã được nhiều người áp dụng thành công trong thực tế.
Bước 3: Để tăng hiệu quả chữa bệnh trĩ ngoại bằng các loại thảo dược này, bạn có thể dùng chúng kết hợp với các thực phẩm khác chế biến thành những món ăn, đồ uống hàng ngày.
Cách này sẽ giúp các dược chất tự nhiên nhanh chóng thẩm thấu vào cơ thể và phát huy tác dụng chữa bệnh như mong muốn.
Hãy thực hiện việc chữa trĩ ngoại bằng thảo dược này thường xuyên mỗi ngày trong ít nhất 1 tháng liên tục để cảm nhận được hiệu quả mà nó mang lại.
Một mẹo khác rất hay để giảm sưng búi trĩ ngoại là dùng túi nước đá chườm vào sẽ giúp giảm rõ rệt triệu chứng sưng đau của búi trĩ.
Lưu ý: Những cách chữa bệnh này chỉ thực sự phát huy hiệu quả rõ rệt đối với những người bị trĩ ngoại độ 1 hoặc 2 và 3 khi kiên trì áp dụng.
Mức độ hiệu quả cũng còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thời gian áp dụng và cơ địa của từng người bệnh cụ thể.
Đối với bệnh trĩ ngoại độ 4 thì chỉ còn một phương pháp đó là phẫu thuật để cắt bỏ đi búi trĩ vì lúc này nó đã quá to không thể làm teo lại bằng các phương pháp điều trị tại nhà như trên.
Một số phương pháp cắt trĩ ngoại phổ biến hiện nay có thể kể đến là phương pháp longo, phương pháp cắt trĩ milligan morgan, cắt trĩ bằng phương pháp hcpt, laser…
Ngoài ra, để phát huy tối đa hiệu quả của việc điều trị bệnh trĩ ngoại (dù bằng bất cứ phương pháp nào) bạn cũng cần chú ý tới việc thay đổi thói quen sống, thói quen sinh hoạt và cải thiện chế độ dinh dưỡng.
Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì?
Để giúp hạn chế tình trạng đau đớn và các biến chứng không mong muốn của bệnh, bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình những thực phẩm lành tính, nhuận tràng, phòng ngừa táo bón như: khoai lang, chuối, rau đay, rau dền, rau mồng tơi, …
Bổ sung thêm chất xơ cần thiết cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như: đậu phụ, ngũ cốc xay, cà rốt, thanh long, bưởi, kiwi, súp lơ, rau má, cam, quýt, dâu tây,…
Kết hợp uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây… tập luyện thể dục nhẹ nhàng, hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều và tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, đi ngủ đúng giờ, thường xuyên đi vệ sinh và giữ vệ sinh sạch sẽ sau khi đi cầu…
Bệnh trĩ ngoại kiêng ăn gì?
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm nhuận tàng, giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón và kích thích tạo máu, người bệnh trĩ ngoại cũng cần lưu ý:
Hạn chế tối đa việc ăn nhiều muối và các loại gia vị có tính cay, nóng như: ớt, tiêu,…
Bởi ăn nhiều muối, cơ thể giữ nước nhiều hơn, khiến cho các tế bào và mạch máu căng phồng, làm cho bệnh trĩ nặng hơn.
Những gia vị cay, nóng như: ớt, hồ tiêu… có thể gây nóng trong và kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột, gây táo bón khiến cho việc bài tiết phân qua lỗ hậu môn trở nên khó khăn và làm tăng cảm giác đau đớn khi đi cầu.
Người bệnh trĩ ngoại cũng nên tránh sử dụng cà phê, rượu, bia, nước ngọt có ga… để giảm áp lực trong khung ruột, giúp giảm áp lực khi bài tiết chất thải.
Nếu đã được chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh trĩ ngoại và xác định được phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sỹ kết hợp thực hiện kiêng khem đúng cách để bệnh mau lành.
Thuốc bôi trĩ ngoại
Thông thường việc chữa trĩ ngoại bằng tây y sẽ chú trọng đến việc dùng thuốc nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp Stapled hemorrhoidopexy (cắt trĩ bằng kẹp) tùy theo mức độ bệnh.
Với các bệnh nhân trĩ ngoại giai đoạn 1, 2 sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc uống, thuốc đặt hoặc thuốc bôi.
Trong đó, có 5 loại thuốc bôi trĩ ngoại phổ biến là: Thuốc bôi trĩ Titanoreine có xuất xứ từ Pháp; Thuốc bôi trĩ Preparation H của Mỹ; Thuốc bôi trĩ ngoại Rectostop; Thuốc bôi trĩ Proctolog và Thuốc bôi trị trĩ chữ A của Nhật Bản.
Các loại thuốc này đều chủ yếu hướng tới việc làm giảm các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn, làm co búi trĩ tạm thời, giảm viêm, giảm sưng đau và hỗ trợ tuần hoàn xuống vùng búi trĩ.
Đây là 5 loại thuốc bôi trĩ ngoại phổ biến và cho tác dụng khác tích cực.
Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sỹ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không?
Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không? Câu trả lời là trĩ ngoại có thể khỏi nếu được phát hiện và dùng thuốc ở giai đoạn sớm (tức trĩ độ 1, độ 2 và 3).
Do đó, người bệnh nên chủ động đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu trĩ ngoại bất thường ở vùng hậu môn đề được chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh trĩ ngoại, cách phòng và hỗ trợ điều trị trĩ ngoại hiệu quả nhất.
Các bạn có thể chủ động tham khảo và áp dụng trong quá trình phòng và chữa bệnh trĩ cho bản thân và gia đình.
Chúc bạn thành công và luôn khỏe vui trong cuộc sống.
Nguồn tham khảo:
- External Hemorrhoids: Causes, Symptoms, Risks, Treatments: https://www.healthline.com/health/external-hemorrhoids
- External hemorrhoids: Causes, symptoms, and treatments: https://www.medicalnewstoday.com/articles/322732.php