skip to Main Content
Menu

Chị Rosana Thoát Khỏi Phẫu Thuật Cắt Trĩ Lần 2 Nhờ Đến Việt Nam Công Tác

Chị Rosana đến phòng khám Y Tâm Đường, nơi tôi làm việc để điều trị bệnh trĩ theo lịch hẹn mà bạn của chị đặt trước đó. Khi gặp chị, chúng tôi có thể trao đổi về bệnh rất rõ ràng nhờ sự phiên dịch từ nhân viên của chị.

Cách đây 4 năm, khi còn ở Ý, chị bắt đầu bị bệnh trĩ nội từ khi mang thai. Quá trình phát triển và lớn lên của thai nhi làm tăng áp lực ổ bụng nên cản trở máu từ các búi tĩnh mạch trĩ trở về hệ tuần hoàn chung, khiến búi trĩ căng phồng, sa giãn. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ cho rất nhiều chị em khi mang thai.

Sau khi sinh 1 năm, tuy đã điều trị bằng thuốc Tây nhưng không khả quan nên chị đã phẫu thuật cắt trĩ theo chỉ định của bác sĩ ở Ý. Sau phẫu thuật không lâu, chị lại thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh trĩ, cứ vậy nặng dần lên.

bệnh nhân chữa bệnh trĩ

Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Trường và bệnh nhân Rosana người Ý

Phản hồi của chị rasana

Trước khi sang Việt Nam công tác theo chương trình điều động nhân sự của công ty ở Ý, bác sĩ nói với chị rằng, sẽ phải phẫu thuật cắt trĩ lần nữa nếu như diễn biến bệnh không thể tốt hơn.

Khi đến TPHCM, do khí hậu nắng nóng, phải di chuyển nhiều, ngồi lâu, nên chị vô cùng khổ sở vì bệnh trĩ. Cứ mỗi lần đại tiện là chảy rất nhiều máu, búi trĩ sưng to, sa ra ngoài, sau nhiều giờ mới đẩy vào được, đau đớn vô cùng.

Ngoài ra, chị cũng thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt do thiếu máu, một biến chứng của bệnh trĩ kéo dài.

Khoảng 9h, tại phòng khám Y Tâm Đường, tôi gặp chị trong trạng thái mệt mỏi, sắc diện tím tái. Do ngồi xe máy đường xa nên có thể thấy rõ những đau đớn của bệnh đang hành hạ chị, thể hiện rõ trên nét mặt, giọng nói và từng cử chỉ. Chị ngồi xuống ghế bằng nửa mông và kể bệnh.

Từ lúc sang Việt Nam chị thường xuyên táo bón. Mỗi lần chị đi tiêu phân rất cứng, máu tươi chảy ra rất nhiều, búi trĩ căng phồng và lòi ra ngoài hậu môn cỡ 1 đốt ngón tay cái, đau điếng vô cùng.

Chị phải nằm gác chân nhiều giờ mới dám đi lại trong nhà. Cơn đau sau đại tiện gây nhức nhối cả ngày, mỗi ngày một đau và chảy máu nhiều hơn. Chị không thể ngồi làm việc vì luôn cảm thấy căng nặng và nhức nhối ở vùng hậu môn.

Qua hỏi bệnh và thăm khám, tôi thấy bệnh trĩ nội của chị đã ở độ 3, bắt đầu xuất hiện biến chứng sa nghẹt búi trĩ, gây nghẽn mạch nên mới đau đớn dữ dội như vậy.

Do chị Rosana ở một mình, không tiện đun nấu thuốc nên tôi đã điều thuốc Khang Trĩ Hoàn cho chị uống trong 20 ngày. Mỗi ngày 3 lần mỗi lần 1 gói nhỏ.

Tác dụng chính của thuốc là bổ trung khí thăng đề, chỉ huyết hóa ứ và nhuận tràng.

– Bổ trung khí, thăng đề nhằm để nâng đỡ búi trĩ sa giãn lâu ngày và để bồi bổ khí huyết tăng cường sức khỏe, giảm bớt mệt mỏi sau thời gian dài chảy máu trĩ.

– Chỉ huyết hóa huyết ứ là để cầm máu, đồng thời tiêu tán huyết khối ứ trệ do búi trĩ sa nghẹt lâu ngày gây nên tắc mạch.

– Nhuận tràng nhằm thanh nhiệt ở vùng hậu môn trực tràng, làm cho đại tràng không còn khô táo, phân sẽ mền hơn, đại tiện sẽ nhẹ nhàng hơn.

bệnh nhân người ý chữa bệnh trĩ

Chị Rosana đến tái khám cùng chồng

20 ngày sau, chị đến tái khám cùng chồng. Trông sắc diện của chị hồng hào và tươi tắn hơn. Chị không còn chảy máu và đỡ đau nhiều, búi trĩ nhỏ hơn nhiều, còn sa ít ra ngoài khi đại tiện nhưng tự thu lên được.

Chị nhìn tôi cười tươi và nói: “rất tuyệt vời! Cảm ơn bác sĩ! Tôi không nghĩ rằng mình có thể đỡ bệnh nhanh như vậy. Thật may mắn vì tôi đã đến Việt Nam công tác”. Chồng chị cũng rất hào hứng tìm hiểu về thuốc y học cổ truyền Việt Nam.

Tiếp tục điều trong 2 tháng, bệnh của chị đã khỏi hoàn toàn.

Làm nghề thầy thuốc, chẳng có gì vui mừng hơn khi thấy bệnh nhân của mình khỏi bệnh.

Cảm ơn nghề, cảm ơn những bệnh nhân đã tin tưởng tôi.

Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2017

Bác sĩ CKI YHCT Nguyễn Hữu Trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top