skip to Main Content
Menu

Bệnh trĩ có nguy hiểm không đó là một trong những câu hỏi chứa đầy sự lo lắng của những người mắc trĩ. Với những biến chứng mà bệnh trĩ gây ra dưới đây, bạn sẽ có đáp án cho câu hỏi vừa nêu trên.

Những tác hại mà bệnh trĩ mang lại

Bệnh trĩ là căn bệnh mãn tính và là sự ám ảnh của tất cả bệnh nhân khi chẳng may mắc bệnh. Ngoài việc mang lại không ít sự khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân, căn bệnh này còn là nguyên nhân dẫn đến không ít những căn bệnh nguy hiểm khác như:

  • Nhiễm trùng hậu môn có nguy cơ gây ra bệnh áp xe hậu môn hoặc rò hậu môn
  • Hoại tử do sa nghẹt búi trĩ lâu ngày
  • Nứt, rách vùng hậu môn sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng máu.
  • Thiếu máu, thiếu sắt do tình trạng chảy máu kéo dài mỗi lần đi đại tiện
  • Ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày do phải chịu đau đớn khi ngồi lâu
  • Nữ giới bị trĩ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.

Bệnh Trĩ Ngoại Có Nguy Hiểm Không

Vậy bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Qua những điều trên có thể thấy rằng bệnh trĩ không gây nguy hiểm chết người và không gây ung thư như nhiều người lo sợ.

Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng mà chủ quan để lâu là không nên. Nếu người bệnh không chịu điều trị sớm, khiến phát sinh ra các biến chứng phức tạp và khó điều trị hơn.

Tham khảo: KINH NGHIỆM CẮT TRĨ NGOẠI CHI TIẾT TỪ A-Z CẬP NHẬT 2019

Để giải đáp cho câu hỏi bệnh trĩ có nguy hiểm không, chúng ta có thể khảo sát kỹ hơn qua từng loại bệnh trĩ. Với bệnh trĩ nội, nếu không sớm điều trị thì mức độ của bênh trĩ sẽ tăng dần theo cấp độ của bệnh từ độ 1 đến độ 4.

Bệnh trĩ nội độ 4 sẽ phải điều trị bằng phẫu thuật và người bệnh sẽ phải đối mặt với những rủi ro. Những rủi ro thường gặp là hẹp hậu môn sau phẫu thuật, yếu cơ thắt hậu môn khiến đại tiện không tự chủ…

Còn đối với bệnh trĩ ngoại thì không phân độ, nó chỉ tăng kích thước lớn dần và gây ra biến chứng tắc mạch dẫn đến hoại tử.

Các đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao?

Có thể nói, bệnh trĩ là căn bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý về vùng hậu môn. Bệnh trĩ chủ yếu do thói quen sinh hoạt và ăn uống gây nên.

Theo nghiên cứu, tại Việt Nam, cứ 10 người lại có 5 người mắc bệnh trĩ. Trong số đó, những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao:

  • Người đã từng mắc bệnh trĩ, chữa khỏi nhưng không chú ý phòng bệnh tốt.
  • Người làm việc văn phòng hoặc nghề nghiệp phải ngồi nhiều, đứng lâu gây áp lực cho các mạch máu quanh vùng hậu môn.
  • Người có tiền lệ bị các bệnh về đường tiêu hóa, táo bón, kiết lỵ.
  • Người mắc các bệnh gây cản trở sự lưu thông các mạch máu như u bướu
  • Các phụ nữ mang thai và sau khi sinh
  • Người có thói quen ăn cay, ăn ít rau, uống ít nước… và ít vận động.

Giải pháp cho người mắc bệnh trĩ là gì?

Như trên đã phân tích, thời gian đầu bệnh sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt và ít nguy hại đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu càng để lâu không chữa trị, bệnh tình sẽ dần trở nên trầm trọng dẫn tới những nguy hại khôn lường cho sức khỏe của bạn.

Bệnh trĩ phát triển một cách âm thầm, do đó người bệnh phải chú ý ngay từ những biểu hiện ban đầu, gạt bỏ tâm lý ngại ngùng để đi khám, điều trị trước khi quá muộn.

Tham khảo: BỊ TRĨ SAU SINH PHẢI LÀM SAO NHANH KHỎI NHẤT | ĐÃ KIỂM CHỨNG

Khuyến cáo của các bác sĩ là khi có các dấu hiệu của bệnh trĩ cần đi khám sớm và thực hiện điều trị triệt để theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ như phương pháp nội khoa, ngoại khoa và ngay trong Đông Y cũng có nhiều bài thuốc điều trị trĩ hiệu quả. Tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh nên cân nhắc chọn phương pháp phù hợp.

Khi bị bệnh trĩ bạn không nên chủ quan không chữa trị hoặc chữa trị không đến nơi đến chốn. Người bệnh nên điều trị sớm để ngăn chặn các biến chứng như đã nêu.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về tác hại mà bệnh trĩ gây ra cũng như giải đáp được câu hỏi “bệnh trĩ có nguy hiểm không?”. Thân mến!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top