skip to Main Content
Menu

Bệnh trĩ hình thành từ sự sa giãn của đám rối tĩnh mạch trĩ trong thời gian dài, gây ra nhiều đau đớn và khổ sở cho người bệnh. Trong nhóm bệnh tật và rối loạn hậu môn trực tràng, bệnh trĩ có tỉ lệ mắc phải từ 30 đến 35% dân số.

Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến bạn rất dễ đối mặt với bệnh trĩ. Trong đó phổ biến nhất là nguyên nhân bệnh trĩ do táo bón kéo dài mà bất cứ ai trong chúng ta cũng dễ dàng mắc phải.

Hiện tượng táo bón sẽ thường ghé thăm bạn nhiều hơn nếu chế độ ăn của bạn thiếu khoa học, không đủ các chất cần thiết để việc đi tiêu được dễ dàng.

Các chuyên gia khoa tiêu hóa khuyến cáo rằng: một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là giải pháp đơn giản và tuyệt vời nhất giúp cho một người bị trĩ nặng có thể giảm tới hơn một nửa nỗi khó chịu.

Tham khảo: KIẾN THỨC CHUNG VỀ BỆNH TRĨ

Còn với một người bị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, chế độ ăn đúng cách có thể làm tiêu tan gần hết bệnh này.

Để giúp bạn phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hữu hiệu, cũng như cải thiện sức khỏe nhờ biết cách ăn uống hợp lý in được gửi tới bạn 5 lời khuyên bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì được khuyến cáo bởi các bác sĩ chuyên khoa.

chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Bị bệnh trĩ nên ăn gì cho mau khỏi?

Đây là câu hỏi được hầu hết người bệnh đặt ra mong được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Theo Bác sĩ chuyên khoa 1 – Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Trường, để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả, người bệnh nên thực hiện chế độ dinh dưỡng sau đây:

1) Uống nhiều nước mỗi ngày:

Việc cung cấp đủ (từ 1,5 đến 2,5 lít) nước cho cơ thể mỗi ngày không chỉ giúp hệ thống tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru mà còn hỗ trợ đắc lực cho việc phòng và trị bệnh trĩ.

Uống nhiều nước sẽ khiến phân mềm ra, hạn chế hiện tượng táo bón, từ đó giảm thiểu đau đớn và giảm áp lực lên các búi trĩ khi bạn đi cầu.

Ngoài ra, một số loại nước trái cây từ các loại quả mọng có màu đậm như: anh đào, dâu đen, bưởi… có chứa các chất: anthocyanin và proanthocyanidin có khả năng làm giảm cảm giác sưng đau búi trĩ thông qua việc củng cố các tĩnh mạch vùng hậu môn.

Do đó, nếu có thể bạn hãy uống ít nhất 1 ly hỗn hợp nước trái cây từ những loại quả này mỗi ngày để việc điều trị bệnh có kết quả tốt hơn.

Bệnh trĩ nên và không nên ăn gì

Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày để hạn chế táo bón gây trĩ

2) Ăn nhiều chất xơ:

Tăng cường lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày là lời khuyên tiếp theo được các chuyên gia khoa tiêu hóa thường xuyên khuyến cáo đối với người bệnh trĩ.

Bởi vì, chất xơ là thành phần quan trọng giúp trữ nước đáng kể trong ruột, làm cho phân mềm và dễ bở ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bài tiết dễ dàng qua đường hậu môn.

Bạn có thể dễ dàng bổ sung chất xơ có nhiều trong các loại rau củ như: rau cải, xà lách, rau mồng tơi, rau đay, mướp, rau cần, cà rốt, củ cải, cải cúc,…

Bệnh trĩ nên ăn gì

Ăn nhiều chất xơ cũng là biện pháp hiệu quả giúp giảm thiểu các khó chịu do bệnh trĩ đem lại

3) Ăn nhiều thực phẩm có tính nhuận tràng:

Một số loại rau như: rau má, rau mồng tơi, rau lang, diếp cá…; và củ quả như: thanh long, chuối, đu đủ, đậu bắp, khoai lang, khoai tây, bưởi, dưa chuột, nước lô hội, mè đen… có chứa nhiều chất nhờn giúp làm trơn đường ruột giúp nên việc đi tiêu rất khoan khoái.

Hoặc một số loại thức ăn giàu magie như: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt…

Là những loại rau quả, thực phẩm có tính mát, lành và nhuận tràng, rất tốt cho người bệnh trĩ.

Bạn sẽ không còn phải lo bị táo bón gây trĩ nếu thường xuyên tiếp nạp những thực phẩm này mỗi ngày.

Ngoài ra, y học lâm sàng cũng đã chứng minh, mật ong cũng là vị thuốc tuyệt vời cho người bệnh trĩ.

Mật ong có tác dụng nhuận tràng, giải độc, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Do đó, mỗi buổi sáng bạn hãy dùng 2-3 thìa mật ong pha với nước lọc ấm để uống sẽ giúp thanh lọc cơ thể và đi cầu dễ dàng hơn, hạn chế táo bón và trĩ.

thực phầm tốt cho người bệnh trĩ

Các thực phẩm có tính nhuận tràng như mồng tơi, khoai lang… giúp bạn đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế nguy cơ bệnh trĩ

4) Giảm ăn thịt và tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt:

Ăn quá nhiều thịt và các thực phẩm chế biến sẵn là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn phải đối mặt với hàng tá bệnh tật có liên quan đến rối loạn tiêu hóa và đường ruột trong đó có bệnh trĩ.

Nếu muốn hạn chế những biến chứng xấu của bệnh trĩ, hãy cố gắng giảm lượng thịt cá, tăng cường chất xơ và bổ sung thêm lượng ngũ cốc nguyên hạt trong thực đơn của bạn.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến như: gạo, gạo lứt, hạt ngô, hạt đỗ… không chỉ chứa nhiều chất xơ mà còn có chứa nhiều protein và vitamin cần thiết khác cho cơ thể.

Do đó, ăn ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh mà không lo bệnh trĩ.

NGười bệnh trĩ nne tăng cường ăn ngũ cốc

Tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn đẩy lùi nguy cơ bệnh trĩ

5) Ăn nhiều thực phẩm chứa chất sắt:

Một khi bị bệnh trĩ, chắc chắn bạn không tránh khỏi hiện tượng đi ngoài ra máu.

Chảy máu trĩ trong thời gian dài khiến bạn bị thiếu máu do đó bạn cần chủ động bổ sung máu cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các thực phẩm giàu sắt để tạo máu.

Các thực phẩm giàu sắt như: các loại thịt đỏ, gan gà, các loại hải sản, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen… là nguồn bổ sung chất sắt tuyệt vời cho cơ thể mà bạn nên sử dụng mỗi ngày.

thực phẩm giàu sắt tốt cho người bệnh trĩ

Các loại thực phẩm giàu sắt giúp bổ sung lượng máu thiếu hụt do bệnh trĩ gây ra

Đây là 5 lưu ý quan trọng giải đáp cho câu hỏi bị trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Lời khuyên được đưa ra bởi bác sĩ chuyên khoa 1 – Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Trường dành cho những ai đang có ý muốn cải thiện dinh dưỡng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ không nên ăn gì?

Bên cạnh việc đưa ra lời khuyên cho người bệnh những thực phẩm nên ăn, bác sĩ Trường cũng khuyến cáo một số điều người bệnh trĩ nên tránh trong chế độ dinh dưỡng như sau:

1) Kiêng ăn những gia vị có tính cay nóng:

Những gia vị có tính cay nóng, kích thích vị giác như: ớt, tiêu, mù tạt, gừng tươi, tỏi, riềng,… nên hạn chế trong khẩu phần ăn của người bệnh trĩ.

Những gia vị này thường gây ra hiện tượng kích ứng hậu môn khiến bạn dễ bị táo bón, luôn có cảm giác nóng rát, sưng tấy và ẩm ướt ở hậu môn sau mỗi lần đại tiện.

Ở người bệnh trĩ, đồ ăn cay nóng còn khiến cho các triệu chứng bệnh của bạn nặng hơn.

Những thực phẩm dạng này cũng có khả năng gây ra tiêu chảy làm tăng cảm giác khó chịu lên gấp nhiều lần.

Khi đang bị bệnh trĩ mà vẫn thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm này, bạn có thể gặp nguy cơ dính màng trực tràng, xuất huyết trực tràng khiến bệnh trĩ càng trầm trọng thêm.

Do đó, những loại gia vị cay nóng là “đối tượng” đầu tiên cần phải loại bỏ khi bị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ không nên ăn gì

Để hạn chế những khó chịu do bệnh trĩ đem lại bạn nhất định phải kiêng đồ ăn và các gia vị cay nóng

2) Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ:

Đây là khuyến cáo thứ 2 về việc người bị bệnh trĩ không nên ăn gì.

Bởi thực phẩm nhiều dầu mỡ không chỉ khiến lượng chất béo trong cơ thể bạn tăng cao khi dung nạp chúng mà còn gây ra những ảnh hưởng vô cùng tồi tệ nếu bạn đang bị bệnh trĩ.

Thường xuyên ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến việc đại tiện.

Bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa mà tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài làm cho tình trạng bệnh trĩ trở nặng, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ giảm rõ.

Bệnh trĩ không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng không nên có trong thực đơn của người bị bệnh trĩ

3) Không nên ăn mặn:

Búi trĩ sưng tấy, đại tiện khó khăn là những ác mộng thường trực của người bệnh trĩ.

Nếu bạn đang bị bệnh này và lại thích ăn mặn, ăn một chế độ ăn nhiều muối thì chắc chắn bạn sẽ thường xuyên gặp phải ác mộng này.

Bởi khi muối đi vào cơ thể sẽ khiến các tế bào và mạch máu trương căng lên, khiến vùng bệnh ở hậu môn khó chịu.

Đồng thời, khi đi vào cơ thể muối sẽ khử nước làm cho phân bị khô cứng  khiến cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

Do đó, hãy giảm bớt muối trong khẩu phần ăn của bạn nếu không muốn bệnh trĩ trở nên trầm trọng nhé.

Bị bệnh trĩ không nên ăn mặn

Hãy hạn chế ăn mặn nếu bạn không muốn tình trạng bệnh trĩ của mình trầm trọng hơn

4) Kiêng những thực phẩm từ ca cao, socola, cà phê:

Các loại bánh, thức uống làm từ ca cao và cà phê đều có tính nóng dễ gây ra táo bón, khiến cho bệnh trĩ khó khỏi hẳn.

Nếu đang muốn điều trị dứt điểm bệnh trĩ thì nên tránh ăn các loại đồ ăn này.

bệnh trĩ không nên ăn socola

Người bị bệnh trĩ không nên ăn socola và các thực phẩm được làm từ ca cao

5) Nói không với bia rượu:

Bia rượu là các thức uống chứa cồn có tính nóng nên dễ gây ra táo bón. Bên cạnh đó, bia thường được uống với đá lạnh nên cũng dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Hơn nữa, việc uống rượu bia thường xuyên còn là tác nhân trực tiếp khiến cho cấu trúc của dạ dày bị mất đi sự cân bằng dễ dẫn đến các bệnh lý đường ruột và hậu môn, trực tràng trong đó có bệnh trĩ.

người bệnh trĩ không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia...

Rượu bia nên được hạn chế dung nạp nếu bạn đang bị trĩ

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý thay đổi một số thói quen sinh hoạt như:

– Hạn chế đứng lâu, ngồi lâu và không ngồi xổm.

– Cố gắng không rặn quá mạnh khi đi tiêu.

– Kiêng vận động mạnh, bê vác vật nặng.

– Không nên ăn quá no để hạn chế gia tăng áp lực ổ bụng làm ảnh hưởng tới các tĩnh mạch trĩ.

– Không nên suy nghĩ, lo lắng quá nhiều về bệnh để việc điều trị hiệu quả nhất.

Trên đây là những lưu ý cơ bản của chuyên gia về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được các thông tin cần thiết để biết bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì giúp cho việc chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị trĩ đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top