Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý rối loạn hậu môn trực tràng (rectum) hoặc ngoại khoa tiêu hóa rất phổ biến trong cuộc sống ngày nay.
Mặc dù không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng trĩ lại luôn ám ảnh người bệnh bởi những triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của họ.
Hầu hết các triệu chứng khó nói của bệnh trĩ đều mang lại những điều phiền toái, đôi khi khiến khổ chủ xấu mặt nơi đông người. 100% số người mắc trĩ mong muốn tìm được cách nhanh chóng nhất để loại bỏ “nỗi xấu hổ” tiềm ẩn này.
Xem ngay 10 cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng các phương pháp dân gian hiệu quả tức thì dưới đây nếu bạn cũng đang tìm cách loại bỏ căn bệnh phiền toái này.
Lưu ý tất cả những phương pháp dân gian này chỉ điều trị bệnh trĩ khi nó còn ở mức độ nhẹ còn khi nặng ở độ 4 thì chỉ còn cách phẫu thuật.
Nội Dung
- 1 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá:
- 2 Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ:
- 3 Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không:
- 4 Chữa bệnh trĩ bằng tỏi:
- 5 Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung:
- 6 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông:
- 7 Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa:
- 8 Chữa bệnh trĩ bằng lá ổi:
- 9 Chữa bệnh trĩ bằng mật ong:
- 10 Chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu:
- 11 Chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam:
- 12 Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu:
- 13 Cách chữa bệnh trĩ nặng:
- 14 Một số phương pháp khác:
Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá:
Đây là một trong những cách chữa bệnh trĩ dân gian an toàn, hiệu quả, đã được nhiều người kiểm chứng và được y học lâm sàng chứng minh là có hiệu quả nếu bạn mới mắc trĩ giai đoạn đầu.
Rau diếp cá là loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, kháng viêm, trị mụn nhọt, cầm máu… rất tốt.
Trong rau diếp cá có chứa hai hoạt chất tự nhiên là Quercetin và Isoquercetin nổi bật với khả năng kích thích co mạch và củng cố sức khỏe cùng sự đàn hồi của hệ thống mao mạch, tĩnh mạch vùng búi trĩ. Do đó, bạn có thể hoàn toàn đặt niềm tin của mình vào việc chữa trĩ bằng rau diếp cá.
Để sử dụng rau diếp cá trị bệnh trĩ ngay tại nhà, hãy kết hợp trong uống ngoài thoa giúp tối ưu sự tác động và thẩm thấu hoạt chất tự nhiên của thảo dược trong việc cải thiện bệnh.
Bạn nên sử dụng rau diếp cá để ăn sống, làm gỏi, ép nước uống hàng ngày để cung cấp chất xơ kết hợp với đun nước lá diếp cá để xông rửa hậu môn và giã lá diếp cá đắp lên vùng búi trĩ. Bằng cách này, các hoạt chất từ diếp cá có thể thẩm thấu trực tiếp lên vùng bệnh giúp điều trị các triệu chứng sưng đau, phù nề, cải thiện tình tràng đi ngoài ra máu.
Đồng thời hấp thu từ bên trong thông qua hệ thống tiêu hóa thẩm thấu vào thành ruột nhằm tối ưu hiệu quả điều trị.
Đây là cách chữa trĩ bằng thảo dược thiên nhiên được nhiều bác sĩ Đông y đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Chi tiết…
Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ:
Sử dụng quả đu đủ để điều trị bệnh trĩ ngoại và nội cũng là một trong những phương pháp chữa bệnh dân gian đã được nhiều người áp dụng thành công.
Đu đủ chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, vitamin B1, B2 cùng các khoáng chất tự nhiên càn thiết cho sức khỏe. Loại quả này được chứng minh là có chứa hoạt chất tự nhiên giúp giải độc, thanh nhiệt, mát gan, nhuận tràng, tiêu viêm, kháng khuẩn…giúp làm sạch và thu nhỏ búi trĩ, giúp phân người mềm hơn hạn chế táo bón, đi ngoài ra máu rất hiệu quả.
Đu đủ cả quả chín và quả xanh đều có thể dùng để trị bệnh trĩ, đặc biệt là chữa trĩ cho phụ nữ sau sinh.
Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ cũng sẽ phát huy hiệu quả rất tốt khi bạn biết kết hợp tác động cả bên trong lẫn bên ngoài bằng các dược liệu phù hợp.
Để chữa bệnh trĩ bằng quả đủ đủ, cách tốt nhất là bạn nên thường xuyên ăn đu đủ chín hoặc chế biến các món ăn từ đu đủ xanh (Lưu ý: đu đủ xanh không dùng để chữa bệnh trĩ cho bà bầu) ăn hàng ngày giúp cung cấp nhiều chất xơ hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng cách dùng đu đủ xanh còn tươi, nhiều nhựa, cắt làm đôi theo chiều ngang, úp 2 nửa quả đu đủ lên 2 bên cẳng chân, cố định lại và để qua đêm. Làm như vậy, các hoạt chất tự nhiên trong nhựa đu đủ xanh sẽ dần thẩm thấu vào da tác động tới vùng búi trĩ làm cho tĩnh mạch búi trĩ co lại, giúp giảm đau và se búi trĩ. Chi tiết…
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không:
Lá trầu không là một trong những thảo dược tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm mạnh nhất. Khoa học đã chứng minh, trong thành phần của lá trầu không có chứa các chất sinh học tự nhiên có khả năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa, đường ruột, hậu môn trực tràng (rectum) như: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… rất hiệu quả.
Không những thế, hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong lá trầu không còn giúp thúc đẩy tiêu hóa và bài tiết ổn định, hạn chế táo bón. Tinh dầu lá trầu không cũng có tác dụng rất tích cực trong việc làm mềm thanh mao mạch, sát khuẩn, chống viêm, hỗ trợ co búi trĩ. Vì vậy, lá trầu không cũng là một trong những vị thảo dược dân gian được khuyên dùng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Trong dân gian hiện nay lưu truyền khá nhiều bài cách điều trị bệnh trĩ dân gian mà lá trầu không là một ví dụ. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là kết hợp xông rửa vùng bệnh với nước lá trầu không và đắp lá trầu không lên vùng búi trĩ.
Bạn có thể dùng độc vị lá trầu không đun với nước để xông hơi và rửa hậu môn hàng ngày hoặc kết hợp lá trầu với quả cau, hạt gấc và bồ kết để đun nước thảo dược xông rửa vùng bệnh.
Bên cạnh đó để tăng hiệu quả thẩm thấu hoạt chất chữa trĩ tự nhiên từ lá trầu, bạn hãy giã nát lá trầu không với một chút muối và dùng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên búi trĩ. Để lá trầu lưu lại trên vùng bệnh khoảng 1 giờ rồi rửa lại vói nước ấm và thấm khô bằng khăn bông mềm.
Nên áp dụng đồng thời cả 2 phương pháp chữa trĩ bằng lá trầu không trong ít nhất 2 tuần liên tục để có thể cảm nhận được hiệu quả. Chi tiết…
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi:
Được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, tỏi không chỉ mang đến hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị các viêm nhiễm liên quan đến đường hô hấp mà còn là vị thảo dược chữa trĩ rất tuyệt vời.
Trong thành phần của tỏi rất giàu hợp chất sinh học Allicin giúp loại sạch vi khuẩn, vi nấm gây bệnh và kích thích các mô mềm của ống hậu môn. Đồng thời, hợp chất này cũng giúp ức chế hiện tượng tụ cầu tại vùng búi trĩ, tiến tới hạn chế và loại bỏ viêm nhiễm tại chỗ ở hậu môn.
Bên cạnh đó, khả năng chống oxy hóa tự nhiên của tỏi cũng hỗ trợ tối đa cho việc chống viêm và làm lành nhanh vết loét ở hậu môn giúp bệnh trĩ mau khỏi.
Sử dụng tỏi trong điều trị bệnh trĩ được cả Đông y và Tây y đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn. Nếu Tây y dùng các thành phần chiết xuất từ tỏi để bảo chế dược phẩm thì Đông y lại có những công thức tác động cả tại chỗ và từ bên trong để loại bỏ trĩ triệt để.
Bạn có thể tăng cường ăn tỏi tươi và sử dụng tỏi trong việc chế biến các món ăn hàng ngày để tăng sức khỏe cho cơ thể và thúc đẩy việc điều trị bệnh trĩ nhanh đạt kết quả tốt.
Bên cạnh đó, để tận dụng tối đa những dược chất từ tỏi, bạn có thể nghiền nát tỏi vắt lấy nước cốt pha chung nước lọc uống hàng ngày hoặc ngâm tỏi với rượu rồi uống rượu tỏi ngày 2 lần mỗi lần 5ml.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 1 tép tỏi tươi đã bóc vỏ nhét trực tiếp vào lỗ hậu môn để qua đêm (nếu hậu môn không bị chảy máu) và đào thải nó ra ngoài thông qua việc đi đại tiện vào sáng hôm sau.
Với cách này, các tinh chất từ tỏi sẽ trực tiếp giải phóng và tác động lên hệ thống tĩnh mạch búi trĩ, cung cấp tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, giảm đau tại chỗ. Chi tiết…
Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung:
Quả sung là một thảo dược có tác dụng tiêu thũng, giải độc, cải thiện hệ tiêu hóa và làm sạch ruột. Quả sung thường được y học dân tộc sử dụng nhiều trong các dược phẩm chữa các chứng tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, đi kiết, táo bón, sa trực tràng,… đặc biệt là trị bệnh trĩ.
Y học lâm sàng cũng đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh được các thành phần có trong quả sung có khả năng mang đến những tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Bạn có thể dùng cả quả, lá và nhựa sung để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bằng cách ăn trực tiếp quả sung kết hợp với xông hơi bằng nước lá sung và bôi nhựa sung vào vùng búi trĩ. Bạn có thể ăn trực tiếp quả sung xanh, chế biến quả sung thành các món ăn hàng ngày.
Song song với đó hãy dùng lá sung và quả sung nấu nước để xông rửa hậu môn kết hợp dùng nhựa sung tươi bôi vào vùng bệnh (đã rửa sạch lau khô) mỗi tối để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ ngoại và nội ngay tại nhà. Chi tiết…
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông:
Loại lá cây phổ biến ở các vùng nông thôn này cũng là một vị thảo dược tự nhiên có khả năng chữa bệnh trĩ vô cùng hiệu quả.
Trong lá vông có chứa một số hoạt chất sinh học tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc tiêu viêm, giảm sưng, an thần, hạn chế các cơn co thắt… Do đó, sử dụng lá vông để chữa trĩ là một trong những phương pháp hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm tại chỗ, kích thích co búi trĩ vô cùng hiệu quả.
Hãy dùng lá vông rửa sạch giã nát đắp trực tiếp lên hậu môn khoảng 30 phút đến 1 tiếng rồi rửa lại với nước ấm hoặc bạn cũng có thể lấy lá vông rửa sạch, hơ nóng và đắp lên vùng hậu môn cho tới khi lá nguội.
Các hoạt chất tự nhiên trong lá vông sẽ nhanh chóng được giải phóng và thẩm thấu vào các tĩnh mạch trĩ, kích thích co mạch, loại bỏ vi khuẩn, giảm sưng viêm giúp bạn giảm đau đớn, khó chịu.
Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, bạn cũng có thể đắp lá vông kết hợp sử dụng các bài chữa trĩ từ lá vông như: Bổ trung ích khí; Tứ quân bổ khí, Thập toàn đại bổ, Quy tỳ thang; …
Để biết rõ về tình trạng bệnh và liệu trình phù hợp, bạn nên đi khám và nhờ tới sự tư vấn, chỉ định điều trị của các bác sĩ Đông Y nhé. Chi tiết…
Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa:
Loại tinh dầu thực vật tự nhiên này không chỉ giàu chất béo, chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe mà còn là vị thảo dược chữa trĩ vô cùng công hiệu.
Các chất béo tự nhiên trong dầu dừa giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, cải thiện tình trạng táo bón giúp giảm dần các triệu chứng khó chịu cho người bệnh khi đi đại tiện.
Bên cạnh đó khi thoa dầu dừa lên vùng búi trĩ, các chất chống oxy hóa tự nhiên sẽ tác động và làm dịu cảm giác ngứa rát khó chịu do trĩ gây ra. Nó cũng giúp sát khuẩn, cầm máu, kích thích co mạch, làm đăng độ bền thành mạch và kích thích vết loét nhanh lên da non giúp bệnh chóng lành.
Nhờ đó, nó giúp giảm các triệu chứng sưng đau, phù nề, chảy máu vùng búi trĩ… Chi tiết…
Chữa bệnh trĩ bằng lá ổi:
Lá ổi có vị chát đặc trưng, rất lành tính lại giàu chất xơ tự nhiên nên có công dụng rất tốt trong việc cải thiện và hỗ trợ tiêu hóa, giảm tiêu chảy, táo bón, đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó, loại lá này cũng là một vị thảo dược có khả năng kích thích co mạch, làm săn niêm mạc, sát trùng vết thương…rất tốt.
Do đó, lá ổi được cả Đông y và Tây y khuyến khích sử dụng trong việc bào chế dược phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Để dùng lá ổi điều trị bệnh trĩ ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng cách xông hơi rửa hậu môn kết hợp uống nước lá ổi theo hướng dẫn. Chi tiết…
Chữa bệnh trĩ bằng mật ong:
Mật ong cũng là loại kháng sinh tự nhiên không chỉ tốt cho việc dưỡng nhan, thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố mà còn rất hiệu quả trong công cuộc loại bỏ bệnh trĩ.
Trong mật ong có chứa rất nhiều các vitamin, khoáng đa lượng, vi lượng, đường tự nhiên và các chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trùng, loét và hỗ trợ làm lành nhanh các vết loét ngoài da.
Nhờ công dụng này mà mật ong cũng được liệt vào danh sách các vị thảo dược Đông y công hiệu trong điều trị bệnh trĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng mật ong là cách làm trực tiếp cung cấp các vitamin và khoáng chất tự nhiên, tăng sức khỏe, hỗ trợ tiêu viêm, giải độc, nhuận tràng, giảm táo bón … giúp bệnh trĩ mau thuyên giảm.
Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ bằng mật ong được lưu truyền và áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là phương pháp kết hợp điều trị tại chỗ với cung cấp dưỡng chất qua đường tiêu hóa hay phương pháp trong uống ngoài thoa.
Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng bệnh để sát khuẩn, giảm đau tại chỗ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp mật ong với một số thảo dược tự nhiên như: kim ngân hoa, đỗ đen, củ cà rốt… tạo thành những công thức chữa trĩ hiệu quả. Chi tiết…
Chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu:
Sử dụng lá thầu dầu cách chữa bệnh trĩ được nhiều người áp dụng khá thành công.
Công dụng của lá thầu dầu trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ đã được chứng minh và ghi nhận cụ thể trong các tài liệu y văn tự cổ trí kim Theo đó, lá thầu dầu (thầu dầu tía – đu đủ tía) là thảo dược có vị ngọt, hơi cay, tính bình, không độc.
Để tận dụng tối đa các hoạt chất tiêu viêm, giải độc, chống ngứa, trừ thũng…của lá thầu dầu trong việc chữa bệnh trĩ, người ta thường xông rửa vùng bệnh với nước lá thầu dầu kết hợp đắp lá thầu dầu vào búi trĩ.
Bên cạnh đó, việc kết hợp lá thầu dầu với một vài loại thảo dược khác như: Dừa cạn, Đảng sâm, Cỏ mực, Sài hồ, Đương quy, Cam thảo, Trần bì, …cũng giúp nâng cao hiệu qủa và giảm bớt thời gian điều trị. Chi tiết…
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam:
Dùng nam dược điều trị bệnh trĩ là một phương pháp ông bà ta đã dùng hàng ngàn năm qua. Không chỉ bệnh trĩ mà rất nhiều bệnh khác xu hướng quay về dùng đông y điều trị ngày càng tăng vì tính an toàn và bền vững của nó.
Một số vị thảo dược trị trĩ phổ biến là hoa hòe có chứa rutin giúp bền thành mạch máu và cầm máu, diếp cá, thiên lý…
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu:
Phụ nữ mang thai khi điều trị bệnh trĩ không được tùy tiện sử dụng thuốc hay bất kỳ loại thảo dược nào vì có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tốt nhất chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có phác đồ điều trị hiệu quả và an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Cách chữa bệnh trĩ nặng:
Đối với các trường hợp bệnh trĩ nội ngoại đã tiến triển qua giai đoạn 4, tức là các búi trĩ đã to khó đạt hiệu quả bằng các phương pháp trên thì chỉ còn một giải pháp là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Đây là giải pháp duy nhất cho các bệnh nhân bị trĩ nặng.
Một số phương pháp khác:
- Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như rau dền, rau đai, rau má, các trái cây như đu đủ, khoai lang.., hạn chế đồ cay nóng như ớt cafe thuốc lá.
- Dùng thuốc làm mềm phân trước khi đi ngoài
- Uống nước thường xuyên.
- Không ngồi trong nhà vệ sinh trong một thời gian dài.
- Ngồi trong thau nước ấm (bồn tắm sitz) 3-4 lần mỗi ngày giúp các búi trĩ bớt đau hơn.
- Không mang vác quá nặng thường xuyên để tránh gây áp lực lên hậu môn.
Nhìn chung, chúng ta có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ ngoại và nội tại nhà an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.
Tuy nhiên, để thu được hiệu quả, bạn cần lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của bản thân.
Bạn cũng cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thảo dược có thời gian thẩm thấu và phát huy công dụng.
Đồng thời, bạn cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt những điều chú ý, kiêng khem trong thời gian điều trị bệnh để có thể thu được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có được cái nhìn cụ thể và chi tiết về các phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên để nhanh chóng thoát khỏi nỗi lo bệnh trĩ.
Chúc bạn sớm lành bệnh và có cuộc sống vui khỏe, chất lượng!
Nguồn tham khảo:
Treatment of hemorrhoids: A coloproctologist’s view – NCBI – NIH: https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/hemorrhoids/treatment
Hemorrhoids: Home remedies, lifestyle changes, and overview: https://www.medicalnewstoday.com/articles/317114.php