skip to Main Content
Menu

Hơn 40% dân số Việt Nam đã, đang và có nguy cơ mắc bệnh trĩ, trong đó có cả trĩ nội và trĩ ngoại.

70% trong số này phải đối mặt và chung sống lâu dài với bệnh trĩ nội do thiếu kiến thức hoặc chủ quan trong việc phòng và chữa bệnh.

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh trĩ có thể được chữa khỏi nếu người bệnh chủ động phát hiện và điều trị ngay từ khi trĩ mới khởi phát.

Do đó, để hạn chế tối đa những biến chứng và những điều bất tiện không mong muốn mà bệnh trĩ (đặc biệt là trĩ nội) đem lại, bạn hãy chủ động trang bị cho mình những kiến thức bệnh học càn thiết nhất.

Dành ra 5 phút đọc bài viết này là bạn đã có được những thông tin bổ ích giúp chủ động phòng tránh và điều trị bệnh trĩ nội an toàn, hiệu quả nhất.

bệnh trĩ nội đầy đủ

Hơn 40% dân số hiện nay đã hoặc đang phải đối mặt và chung sống hàng ngày với bệnh trĩ

Bệnh trĩ nội là gì?

Để hiểu rõ hơn về bệnh trĩ nội cũng như biết cách phát hiện và điều trị bệnh tối ưu nhất, trước tiên bạn cần nắm được khái niệm bệnh cơ bản.

Bệnh trĩ nội là 1 trong 2 dạng phổ biến nhất của trĩ mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải bên cạnh trĩ ngoại.

Đây là một trong những rối loạn hậu môn trực tràng điển hình được hình thành từ sự căng phồng của các đám rối tĩnh mạch nằm bên trong ống hậu môn, phía trên đường lược.

Tham khảoBỆNH TRĨ NGOẠI LÀ GÌ TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA ĐẦY ĐỦ TỪ A-Z

Sự căng giãn của các đám rối tĩnh mạch trĩ có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà phổ biến là:

  • Trĩ nội hình thành do sự tổn thương (phình gập, thu hẹp…) của các tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn.
  • Trĩ nội hình thành do hậu môn trực tràng bị kích thích quá mức (nóng quá hoặc lạnh quá vì bị tiêu chảy, táo bón thường xuyên)
  • Trĩ nội hình thành do ảnh hưởng từ các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa (giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm, ít vận động…)
  • Trĩ nội hình thành do sự gia tăng áp lực vùng bụng trong các trường hợp: phụ nữ mang thai, người bệnh có khối u trong ổ bụng, người mắc phì đại tiền liệt tuyến…)
  • Trĩ nội hình thành do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học (ăn uống quá no, nhịn đi cầu, ngồi xổm quá lâu, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích,…).
Bệnh trĩ

Trong đó điển hình là trĩ nội – bệnh lý mà bất cứ ai cũng có thể mắc

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Trĩ nội là 1 trong 2 dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ.

Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của người mắc nhưng lại khiến chát lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiệm trọng.

Trĩ nội nếu không được điều trị triệt để có thể gây hoại tử búi trĩ dẫn đến những bệnh lý hậu môn, trực tràng nguy hiểm mà điển hình có thể là ung thư đại trực tràng.

Do đó, chúng ta không nên chủ quan mà nhất thiết cần phát hiện sớm và điều trị trĩ nội triệt để nhằm đảm bảo sức khỏe tối ưu nhất.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không

Bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng lại làm suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của người mắc phải.

Triệu chứng bệnh trĩ nội:

Y học lâm sàng đã tiến hành nghiên cứu và phân cấp trong việc xác định mức độ và phương pháp điều trị trĩ nội.

Theo đó, bệnh trĩ nội tiến triển theo 4 cấp độ theo thang bệnh tăng dần từ 1 đến 4 với các biểu hiện hay triệu chứng bệnh trĩ nội đặc trưng.

Trĩ nội độ 1:

Đây là giai đoạn đầu tiên hay có thể coi là giai đoạn cửa sổ của bệnh trĩ.

Ở giai đoạn này búi trĩ chỉ mới bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn với kích thước rất nhỏ và không sa ra ngoài nên người bệnh rất khó phát hiện.

Vào thời điểm này, người bệnh có thể nhận thấy một số biểu hiện bất thưởng ở hậu môn như: đau rát, ngứa ngáy, khó chịu…

Nhiều người có thể gặp hiện tượng đi ngoài ra máu.

Ban đầu máu có thể dính trong phân người nhưng dần dần sẽ chảy thành từng giọt, thành tia và xảy ra liên tục trong vài ngày.

Một số người cẩn thận có thể sẽ đi khám bác sỹ ngay và phát hiện ra bệnh trĩ nội khi tiến hành nội soi hậu môn trực tràng.

Tuy nhiên, đa phần người bệnh vẫn chủ quan nghĩ rằng đại tiện ra máu là do mình bị táo bón thông thường và có thể tự hết.

Đây chính là tiền đề khiến bệnh trĩ nội phát triển nhanh hơn và bước sang giai đoạn 2 với những biểu hiện đặc trưng hơn.

Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 1

Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ với những triệu chứng nặng dần theo thời gian

Trĩ nội độ 2:

Bước vào giai đoạn 2, có thể hiện tượng đi ngoài ra máu đã bắt đầu giảm khiến người bệnh chủ quan.

Thế nhưng, vào thời điểm này búi trĩ đã phát triển với kích thước lớn hơn khiến ống hậu môn sưng phồng và hẹp lại làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn và đau đớn hơn.

Ở giai đoạn 2, khi đi đại tiện búi trĩ sẽ sa ra ngoài nhưng sau đó lại tự động co trở lại bên trong hậu môn nên nếu không để ý người bệnh vẫn chưa thể phát hiện ra sự xuất hiện của trĩ nội.

Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 2

Trĩ nội độ 3:

Chính vì hiện tượng đại tiện ra máu đã giảm nhiều hoặc thậm chí hết hẳn ở cuối giai đoạn 2 khiến cho người bệnh chủ quan không nghĩ mình bị trĩ nội.

Chỉ tới khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn 3 với những dấu hiệu đặc trưng: búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn tạo cảm giác lộm cộm, khó chịu, sưng tấy, ngứa, đau rát, có thể sờ trực tiếp và quan sát được thì người bệnh mới giật mình phát hiện ra mình bị trĩ.

Ở giai đoạn 3 này kích thước búi trĩ đã lớn hơn rất nhiều, sa hẳn ra ngoài mà phải dùng tay mới ấn trở lại hậu môn được.

Búi trĩ lớn có thể gây bít tắc lỗ hậu môn khiến cho việc đi đại tiện giống như một “cực hình” với người bệnh.

Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 3

Trĩ nội độ 4:

Khi đã tiến triển nặng, bước sang giai đoạn 4 búi trĩ sẽ nằm hoàn toàn ngoài lỗ hậu môn mà bạn không thể can thiệp để đẩy nó vào trong được nữa.

Kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát, lúc này búi trĩ còn tiết dịch hôi, ẩm ướt vô cùng khó chịu.

Nếu không được giữ vệ sinh tốt rất có thể búi trĩ này sẽ bị viêm nhiễm nặng dẫn đến hoại tử và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm như ung thư đại trực tràng…

Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 4

Khi đã tiến triển nặng, trĩ nội có thể bị tắc mạch, hoại tử, viêm loét…làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng

Cách điều trị bệnh trĩ nội:

Là một trong những bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến trong y văn tự cổ chí kim nên trĩ nội có thể được điều trị bằng cả hai phương pháp Đông y và Tây y hoặc Đông Tây y kết hợp.

Trong khi Đông y dựa vào bệnh cảnh để đi tìm và triệt tiêu căn nguyên gây bệnh từ bên trong thì Tây y lại chú trọng đến việc loại bỏ các triệu chứng thông qua điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc nội ngoại khoa kết hợp tùy trường hợp bệnh cụ thể.

Nếu điều trị theo phương pháp Đông y, người bệnh có thể tự áp dụng các mẹo chữa trĩ tại nhà bằng các loại thảo dược như: diếp cá, hoa hòe, lá  trầu, đu đủ, lá vông…

Kết hợp với việc sử dụng các bài thuốc khang trĩ thang của Đông y theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh trĩ với việc xông, rửa vệ sinh vùng bệnh bằng các loại nước thảo dược chữa trĩ dân gian để tăng hiệu quả và giảm thời gian điều trị.

Tuy nhiên, để biết điều trị theo phương pháp nào, sử dụng bài thuốc nào chữa trĩ nội an toàn, hiệu quả người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị bởi các bác sỹ chuyên khoa.

Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên chủ động thăm khám ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường của bệnh trĩ như: đau, ngứa rát, sưng vùng hậu môn, táo bón dài ngày, đi ngoài ra máu… để được phát hiện và tư vấn điều trị trĩ kịp thời.

Cách chữa bệnh trĩ nội

Trĩ nội có thể được điều trị cả bằng Đông y và Tây y

Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa đều cho biết, bệnh trĩ nội độ 1, 2 có thể được chữa khỏi bằng thuốc nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Các loại thuốc chữa bệnh trĩ nội theo Tây y chủ yếu theo 3 dạng là: thuốc bôi, đặt và viên dùng theo đường uống.

Với các loại thuốc bôi, tùy vào mức độ bệnh bác sỹ có thể kê cho người bệnh một trong các loại thuốc phổ biến như: Proctolog; Mastu S; Kem bôi trĩ chữ A của Nhật…

Các loại bôi này đều hướng đến tác dụng chính là giảm sưng phồng, co mạch, hỗ trợ co búi trĩ và giảm các triệu chứng tại chỗ như: sưng đau, ngứa rát, chảy máu…

Với các loại đặt, người bệnh có thể được kê một trong số những thuốc đặt trĩ dạng viên đạn như: Anusol; Calmol; Witch Hazel; Avenoc;…

Các này đều chứa thành phần chống viêm, giảm đau, giảm kích ứng tại vùng bệnh, giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.

Ở người mắc bệnh trĩ, ngoài dạng bôi và đặt giúp cải thiện triệu chứng tại chỗ, các loại uống cũng khá phổ biến và cần thiết.

Tùy thuộc mức độ bệnh, người bệnh có thể được bác sỹ chỉ định sử dụng các loại thuốc uống kích thích co mạch như: Phenylephrine, Epinephrin, Norephinephrin… Các loại thuốc gây tê, giảm đau như: Trimebutin (proctolog), Dibucain, Medicone, Lanacane, Nupercainal…cùng các loại kháng sinh giúp giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng như: Penicilin, Cephalosporin, Carbapenem, Aspirin, Acetaminophen…

Việc dùng Tây dược trong điều trị bệnh trĩ nội có thể xảy ra những tương tác thuốc và tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Do đó, để đảm bảo an toàn trong khi điều trị trĩ nội bằng Tây y nhất thiết phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có sự chẩn đoán, chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, với những người bị trĩ nội nghiêm trọng, giai đoạn 3, 4 có thể việc điều trị bằng thuốc sẽ không thực sự mang đến hiệu quả triệt để.

Để loại bỏ hoàn toàn búi trĩ và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử, có thể người bệnh sẽ được đề nghị can thiệp trĩ bằng ngoại khoa thông qua phương pháp Stapled hemorrhoidopexy (cắt trĩ bằng kẹp).

Thuốc chữa bệnh trĩ nội

Tuy nhiên, việc điều trị bằng cách nào và như thế nào nhất thiết cần có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Bệnh trĩ nội nên ăn gì?

Để đảm bảo cho việc chữa trĩ nội đạt hiệu quả cao và triệt để, ngoài việc thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sỹ, người bệnh cũng cần thực hiện tốt những lưu ý cần thiết trong và sau quá trình điều trị.

Đặc biệt lưu ý tới việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị bệnh.

Người bệnh nên tăng cường dung nạp các thực phẩm nhuận tràng, giàu chất xơ giúp hạn chế táo bón.

Tăng cường bổ sung rau xanh vầ trái cây vào chế độ ăn hàng ngày, hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ và các chất kích thích.

Người bệnh cũng có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục, đạp xe, yoga, đi bộ,… để cải thiện sức khỏe

Đồng thời tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa và bài tiết.

Bệnh trĩ nội nên ăn gì

Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý thực hành thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để việc điều trị đạt kết quả tối ưu nhất.

Bài viết đã giới thiệu tới bạn một số kiến thức cơ bản về bệnh trĩ nội, cách chữa trĩ nội và các loại thuốc điều trị trĩ nội thông dụng.

Hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về bệnh trĩ nói chung, trĩ nội nói riêng và biết cách phòng tránh, phát hiện sớm, điều trị trĩ nội kịp thời, hiệu quả.

Chúc bạn luôn khỏe và thành công trong cuộc sống!

Nguồn tham khảo:

Hemorrhoids: Causes & Symptoms of Internal vs. External Hemorrhoids: https://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-hemorrhoids-basics

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top