Bệnh trĩ hiện nay được xem là bệnh của xã hội khi càng ngày càng có nhiều người mắc phải.
Mặc dù không phải là bệnh nan y gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh trĩ ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Mặc dù ở giai đoạn đầu bệnh trĩ không gây quá nhiều bất lợi cho sức khỏe của bạn nhưng nếu để lâu không điều trị, những rối loạn và tổn thương hậu môn trực tràng do bệnh trĩ mang lại có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ ung thư.
Do đó, việc chủ động loại trừ nguy cơ, nắm rõ nguyên nhân để phòng tránh, phát hiện sớm và điều trị bệnh trĩ kịp thời được y học lâm sàng đánh giá là biện pháp an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và người thân.
Dưới đây là 8 nguyên nhân bệnh trĩ nội ngoại thường gặp được điểm mặt bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
Nội Dung
- 1 Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thứ 1: Táo bón kinh niên
- 2 Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thứ 2: Tăng áp lực ổ bụng
- 3 Nguyên nhân bệnh trĩ thứ 3: Đứng ngồi quá lâu
- 4 Nguyên nhân bệnh trĩ thứ 4: Hội chứng lỵ
- 5 Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thứ 5: Hội chứng ruột kích thích
- 6 Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thứ 6: Ăn thiếu chất xơ và Uống thiếu nước
- 7 Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thứ 7: Quan hệ qua hậu môn
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thứ 1: Táo bón kinh niên
Đây được xem là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ lớn nhất mà đa số những người mắc bệnh trĩ đều mắc phải.
Những người mắc chứng táo bón thường phải rặn nhiều khi đi đại tiện, việc này khiến cho áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần.
Tình trạng táo bón lâu ngày làm các búi trĩ ngày càng to lên, khi nó to quá sẽ bị lòi ra ngoài, đây là hiện tượng sa búi trĩ thường gặp ở cả người bị trĩ nội và trĩ ngoại.
Một số nguyên nhân dẫn đến táo bón thường gặp là:
– Ăn nhiều đồ cay nóng, rượu bia, trà đặc, cà phê.
– Ngồi lâu 1 tư thế, ít vận động.
– Có thói quen nhịn đi đại tiện, đặc biệt là vừa đại tiện vừa đọc sách, báo, chơi game… kéo dài thời gian đại tiện, khiến hậu môn phải hoạt động nhiều hơn.
– Thức khuya, căng thẳng, lo lắng thái quá…
Để giảm tình trạng táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển mọi người nên thực hiện chế độ ăn uống có nhiều chất nhuận trường, chất xơ, tăng cường các loại rau củ quả và hạn chế các nguyên nhân dẫn đến táo bón được liệt kê phía trên.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thứ 2: Tăng áp lực ổ bụng
Những người thường xuyên khiến cho ổ bụng bị tăng áp lực như phụ nữ có thai, bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản dẫn đến ho nhiều, bệnh nhân suy tim, xơ gan, những người thường xuyên lao động nặng nhọc… sẽ cản trở máu tĩnh mạch của vùng hậu môn trở về hệ thống tuần hoàn chung, nên tĩnh mạch căng phồng ra khiến bệnh trĩ ngày càng nặng.
Nhất là ở phụ nữ nguyên nhân chủ yếu khiến cho hơn 85% phụ nữ mang thai và sau sinh nở phải đối mặt với bệnh trĩ đến từ sự gia tăng áp lực ổ bụng lên các búi trĩ trong quá trình phát triển của em bé.
Trong thời gian mang thai, tử cung của người mẹ ngày càng to ra để đáp ứng sự phát triển của thai nhi kết hợp với trọng lượng thai nhi ngày càng tăng sẽ dồn sức nặng xuống vùng xương chậu và hậu môn.
Các cơ và tĩnh mạch của vùng này phải chịu sức nặng và bị chèn ép quá lớn trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh trĩ.
Thêm vào đó, ở thời điểm sinh nở chị em phải dồn hết sức để rặn đẻ, đưa em bé ra ngoài.
Việc này vô tình khiến cho các tĩnh mạch,mao mạch… ở vùng xương chậu và hậu môn vốn đã yếu lại phải chịu thêm tác động lực mạnh làm cho bệnh trĩ phát triển nặng hơn.
Ngoài chị em phụ nữ mang thai và sau sinh thì một số nhóm đối tượng như nhóm bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp, xơ gan…thường xuyên ho nhiều cũng là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ do tác động của sự gia tăng áp lực ổ bụng.
Ngoài ra, bệnh cũng hay gặp ở những người phải làm việc khiêng vác nặng, đứng lâu ngồi nhiều…
Lời khuyên cho chúng ta là nên có thói quen sinh hoạt và làm việc điều độ. Tránh tình trạng làm việc quá sức, mang vác nặng để hạn chế việc co gập, tăng áp lực ổ bụng.
Với những người có triệu chứng mắc các bệnh viêm phế quản mạn tính, suy tim,… nên đến gặp bác sĩ điều trị nhanh nhất để chúng không trở thành yếu tố gây ra bệnh trĩ cực kỳ phiền toái.
Nguyên nhân bệnh trĩ thứ 3: Đứng ngồi quá lâu
Trong một nghiên cứu về áp lực tĩnh mạch trĩ ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ cho ra kết quả sau: khi ở tư thế nằm, áp lực tại tĩnh mạch trĩ ở hậu môn là 25cm nước, khi đứng áp lực này tăng lên 75cm nước.
Ở những người phải đứng nhiều, áp lực tại tĩnh mạch trĩ luôn cao, về lâu dài khiến búi trĩ giãn ra, căng phồng lên mà thành bệnh.
Kết luận cho thấy những người mắc bệnh trĩ là những người đứng lâu, ngồi nhiều. Vì vậy những người làm các công việc này như nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng… nên hạn chế việc đứng ngồi quá lâu.
Đồng thời nên vận động cơ thể thường xuyên hơn để hạn chế mắc bệnh trĩ hoặc hạn chế khả năng phát triển của bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.
Nguyên nhân bệnh trĩ thứ 4: Hội chứng lỵ
Hội chứng lỵ hay còn gọi là bệnh kiết lỵ, là những người đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Không giống như tiêu chảy, những người bệnh lỵ mỗi lần đi đại tiện đều bị đau bụng quằn quại, bắt buộc phải rặn, đau rát hậu môn.
Việc rặn quá nhiều giống những người táo bón sẽ khiến áp lực ổ bụng tăng lên, làm giãn các búi tĩnh mạch trĩ, khiến bệnh trĩ ngày càng nặng.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thứ 5: Hội chứng ruột kích thích
Hiện nay, hội chứng ruột bị kích thích được nhắc tới ngày một nhiều khi người mắc hội chứng này đang tăng cao.
Hội chứng ruột kích thích thường gây ra đau rút bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
Bệnh nhân mắc hội chứng này thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện, khi đại tiện phải rặn. Cũng giống như táo bón và hội chứng lỵ, người bị hội chứng ruột kích thích cũng co nguy cơ bị bệnh trĩ rất cao.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thứ 6: Ăn thiếu chất xơ và Uống thiếu nước
Hãy lưu ý, việc bạn tiêu thụ quá nhiều tinh bột, protein mà quên mất nhiệm vụ dung nạp chất xơ vào cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp.
Chất xơ trong thực đơn hàng ngày không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn. Cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể là biện pháp phòng tránh bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả nhất.
Do đó, hãy cố gắng cung cấp đủ rau xanh, hoa quả để bổ sung lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Bên cạnh đó khoa học sức khỏe đã chứng minh, trong cơ thể của mỗi chúng ta có tới 70 đến 80% là nước.
Nước đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể. Nước không chỉ giúp tuần hoàn máu tốt mà còn đảm bảo cho bạn luôn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nếu để cơ thể thiếu nước, bạn không chỉ trực tiếp làm tổn thương da mà còn chủ động gây ra các căn bệnh về tiêu hóa cho chính mình mà điển hình là bệnh trĩ.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thứ 7: Quan hệ qua hậu môn
Một nguyên nhân đặc biệt gây bệnh trĩ thường gặp ở các cặp đồng tính nam là do quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Đây không chỉ là nguyên nhân bệnh trĩ mà còn là căn nguyên của rất nhiều bệnh tật nguy hiểm cho sức khỏe được các chuyên gia y tế khuyến cáo.
Khác với âm đạo của nữ giới, hậu môn không có chức năng tiết chất nhờn và không có khả năng co dãn.
Do đó, khi bạn cố gắng thực hiện việc giao hợp qua đường “cửa sau” này sẽ khiến các tĩnh mạch ở vùng này bị giãn quá mức, gây đau đớn. Việc làm phản khoa học này sẽ khiến búi trĩ hình thành và phát triển nhanh chóng.
Và đương nhiên hệ quả cuối cùng là bạn phải đối mặt với rất nhiều bất lợi do bệnh trĩ cùng các bệnh lí khác mang lại. Đừng nên phá cách trong “chuyện yêu” khi biết rõ điều đó không hề tốt.
Trên đây là một số nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp ở nhiều người. Nếu bạn đã mắc bệnh trĩ hoặc một trong các hội chứng trên đây thì có thể liên hệ phòng khám Y Tâm Đường của tôi để được chữa trị sớm.
Chúng ta không nên chần chừ, e ngại để bệnh kéo dài khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Thân chúc các bạn sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
Hemorrhoids – Symptoms and causes – Mayo Clinic: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/symptoms-causes/syc-20360268