skip to Main Content
Menu

Bệnh trĩ ngày nay đã không còn xa lạ trong cuộc sống, đặc biệt với những người làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động.

Trĩ là bệnh lý rối loạn hậu môn trực tràng phổ biến, mang lại nhiều rắc rối và trực tiếp làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các chuyên gia y tế cho biết, hàu hết bệnh trĩ chỉ được chữa khỏi hoàn toàn khi phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm (trĩ độ 1, 2). Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh trĩ là việc làm cầm thiết để chủ động điều trị và nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh.

Thế nhưng, trĩ lại được chia làm 2 dạng với nhiều cấp độ bệnh khác nhau. Ở mỗi dạng bệnh và cấp độ bệnh thậm trí là ở mỗi đối tượng bệnh lại có những biểu hiện ban đầu chưa hẳn giống nhau.

Dưới đây, chúng tôi xin tổng hợp một số dấu hiệu hay triệu chứng bệnh trĩ cơ bản theo từng dạng (trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp), từng giai đoạn và từng đối tượng cụ thể để quý vị có thể chủ động hơn trong việc tự mình nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ tại nhà và có phương hướng điều trị kịp thời.

bệnh trĩ

Bệnh trĩ đã và đang là nỗi lo thầm kín đe dọa chất lượng cuộc sống của bất kì ai.

Biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu

Bệnh trĩ nhìn chung được chia thành 3 dạng với 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng dần theo thứ tự từ 1 đến 4.

Trong đó, bệnh trĩ cấp độ 1 và 2 được xem là trĩ giai đoạn đầu, có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng nội khoa.

Biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu ở cả 3 dạng có thể nhận biết qua một số dấu hiệu điển hình như:

  • Thường xuyên bị đi ngoài ra máu (có thể là máu dính ở đầu phân, nhỏ giọt hoặc phụ thành tia…).
  • Thường xuyên có cảm giác nóng rát vùng hậu môn khi đi cầu.
  • Bờ hậu môn có cảm giác cồm cộm, đau rát và khó chịu khi ngồi hoặc vận động mạnh.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh trĩ giai đoạn đầu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bởi ở giai đoạn này, các tổn thương tĩnh mạch ở vùng hậu môn, trực tràng còn khá nhỏ và dễ lành.

Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám chuyên khoa ngay khi phát hiện các bất thường nêu trên để được điều trị nhanh chóng, kịp thời và triệt để nhất.

Tham khảo: Cách Dùng Lá Bàng Chữa Bệnh Trĩ [2018] Hiệu Quả Thần Kỳ

Triệu chứng bệnh trĩ

Ở giai đoạn đầu bệnh thường được đặc trưng bởi những khó chịu, đau rát hoặc chảy máu vùng hậu môn.

Triệu chứng bệnh trĩ nội

Như đã nói ở trên, bệnh trĩ được chia thành 3 dạng chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Trong đó, phổ biến, khó phát hiện và dễ gây nhầm lẫn nhất khi nhận biết là trĩ nội.

Trĩ nội có thể gặp ở tất cả các đối tượng và độ tuổi khác nhau từ trẻ tới già.

Đây là hiện tượng sa giãn và phình to của các búi tĩnh mạch vùng hậu môn, trực tràng, đặc biệt là các tĩnh mạch nằm phía trên đường lược.

Ở giai đoạn đầu, búi trĩ thường rất nhỏ, hình thành bên trong ống hậu môn và chưa gây ra hiện tượng khó chịu.

Vì thế nên người bệnh sẽ không thể nhận biết sự xuất hiện của trĩ cho tới khi búi trĩ lớn dần và bắt đầu sa ra ngoài hậu môn ở những giai đoạn tiếp theo.

Cụ thể:

Giai đoạn 1

Búi trĩ bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn, người bệnh có thể gặp hiện tượng đi ngoài ra máu (có thể nhỏ giọt hoặc phun thành tia) tăng dần theo thời gian.

Giai đoạn 2

Búi trĩ nhỏ có thể sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng sẽ tự thụt vào.

Ở giai đoạn này người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn.

Hiện tượng đi ngoài ra máu có thể giảm hơn khiến người bệnh chủ quan, không đi khám.

Đây chính là nguyên nhân khiến cho hơn 80% bệnh nhân bị trĩ nội chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn 3, 4 khi búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn.

Giai đoạn 3

Khi bước sang giai đoạn 3, lúc này kích thước búi trĩ đã lớn hơn và chính thức sa ra ngoài mà không thể tự co lại.

Bạn có thể sờ thấy và cảm nhận thấy nó, nếu muốn bạn vẫn có thể trực tiếp dùng tay đẩy búi trĩ vào trong.

Giai đoạn 4

Tới lúc này búi trĩ đã nằm hẳn bên ngoài hậu môn và kích thước khá lớn.

Dù muốn nhưng bạn đã không thể can thiệp ấn búi trĩ vào trong được nữa.

Ở giai đoạn này, nếu không được điều trị và giữ vệ sinh tốt các búi trĩ rất dễ bị nhiễm trùng và có nguy cơ bị hoại tử.

Vì vậy, bạn hãy đặc biệt chú ý chủ động đi thăm khám bác sỹ chuyên khoa ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường ở hậu môn, nhất là hiện tượng đi ngoài ra máu.

Tham khảo: Kiến Thức Chung về Bệnh Trĩ

các cấp độ của bệnh trĩ nội

Trên thực tế, bệnh trĩ nội thường được phát hiện muộn hơn trĩ ngoại do búi trĩ hình thành phía trong ống hậu môn và chỉ sa ra ngoài khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Nếu như trĩ nội được hình thành do sự căng giãn của các tính mạch bên trong ống hậu môn và rất khó nhận biết thì trĩ ngoại lại hoàn toàn ngược lại.

Theo các bác sỹ chuyên khoa, trĩ ngoại sinh ra do các trùm tĩnh mạch ngoài của hậu môn bị rối vào nhau gây căng giãn hoặc do viêm nhiễm ở các nếp nhăn quanh vùng hậu môn.

Một vài trường hợp trĩ ngoại xuất hiện do sự hình thành của các cục máu đông ở những tổn thương cục bộ tại vùng hậu môn.

Búi trĩ ngoại thường nằm ở dưới đường lược ngay bên ngoài hậu môn nên có thể quan sát và cảm nhận được thông qua thị giác và xúc giác.

Các búi trĩ ngoại khi hình thành thường gây cảm giác đau rát khi người bệnh ngồi hoặc có sự cọ sát giữa búi trĩ với quần áo…

Trĩ ngoại thường ít gây chảy máu nhưng lại rất dễ bị sưng đau và nhiễm trùng do nó nằm hoàn toàn phía ngoài hậu môn.

Cũng tương tự như trĩ nội, trĩ ngoại cũng được phân làm 4 cấp độ với những triệu chứng bệnh trĩ ngoại có xu hướng tăng dần.

Giai đoạn 1

Người bệnh có thể cảm nhận thấy cục thịt nhỏ lồi ra phía ngoài hậu môn gây vướng víu, khó chịu.

Giai đoạn 2

Búi trĩ lớn dần khiến sự khó chịu tăng lên và có thể kèm theo sự đau rát khi ngồi, vận động mạnh do búi trĩ bị cọ sát.

Giai đoạn 3

Búi trĩ phát triển mạnh có thể gây tắc hậu môn, cản trở việc đi đại tiện và gây cảm giác đau đớn thường xuyên hơn cho người bệnh.

Giai đoạn 4

Búi trĩ bắt đầu bị viêm, nhiễm trùng loét…gây đau đớn cường độ cao và rất có thể gây ra biên chứng nặng.

Bạn hãy cảnh giác khi thấy các biểu hiện như: ngứa rát vùng hậu môn; Hậu môn bị sưng tấy, có lồi thịt ra ngoài; Thường xuyên xuất hiện dịch nhầy, ẩm ướt ở vùng hậu môn; Thường xuyên cảm thấy vướng víu khi đi lại, nằm ngồi; Cảm giác đau tức, rát tấy ở hậu môn tăng dần…

Bệnh trĩ

Trĩ ngoại thì có thể được phát hiện ngay từ giai đoạn sớm bởi các búi trĩ thường hình thành ngay phía ngoài hậu môn

Dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới

Bệnh trĩ là bệnh lý khó nói và không loại trừ bất cứ ai.

Theo kết quả nghiên cứu chuyên khoa thì tỉ lệ mắc trĩ ở phụ nữ thường cao hơn nam giới và hầu hết chị em thường mắc bệnh trĩ ngoại.

Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do sự khác nhau về cấu tạo cơ thể giữa nữ giới và nam giới.

Kèm theo đó là sự ảnh hưởng của việc mang thai và sinh con cùng những tác nhân của môi trường sống và thói quen sinh hoạt.

Đa phần phụ nữ phải đối mặt với trĩ từ giai đoạn mang thai và sau sinh.

Một số kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ chữa trĩ thành công ở phụ nữ cũng lại thấp hơn ở nam giới.

Điều này có được một phần do tâm lý e ngại không đi khám và một phần vì các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ thường dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề về sức khỏe phụ khoa khác.

dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới

Trĩ ngoại chủ yếu gặp ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Các biểu hiện trĩ ngoại điển hình ở phụ nữ thường rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu bệnh phụ khoa nên chị em cần đặc biệt chú ý để phát hiện và điều trị trĩ kịp thời.

Bạn có thể chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới, đặc biệt là các triệu chứng bệnh trĩ ở bà bầu và dấu hiệu bệnh trĩ sau sinh thông qua các biểu hiện điển hình như:

  • Thường xuyên thấy ngứa rát, đau xung quanh vùng hậu môn, đặc biệt là sau khi đi cầu.
  • Táo bón, đi ngoài dính máu hoặc đi ngoài ra máu (nhỏ giọt hoặc phun thành tia).
  • Sưng và chảy máu hậu môn
  • Vùng hậu môn thường xuyên chảy dịch ẩm ướt, khó chịu
  • Cảm giác nổi cộm ở vùng hậu môn có thể kèm theo đau rát…

Nếu thấy một hoặc một vài dấu hiệu này xuất hiện và kéo dài trên 3 ngày (đặc biệt là trong thai kì và sau khi sinh) chị em nên nhanh chóng tìm tới bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị tốt nhất, đảm bảo cho sức khỏe và sự thoải mái trong cuộc sống.

Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

Không chỉ có phụ nữ mang thai, sau sinh hay những người ngồi nhiều, ít vận động mới có nguy cơ bị trĩ mà ngay cả trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ.

Bệnh thường điển hình với các triệu chứng như:

  • Trẻ bị táo bón kéo dài, đại tiện khó, thường rặn mạnh khi đi cầu và hay khóc, kêu đau đít khi đi nặng.
  • Phân của trẻ có dính máu hoặc chảy máu hậu môn sau đại tiện ( hiện tượng chảy máu hậu môn thường do trẻ bị táo, phân cứng gây nứt kẽ hậu môn )
  • Phù hậu môn: bạn có thể quan sát thấy hoặc sở thấu hậu môn của trẻ bị sưng phù, sa búi trĩ.

Đây chính là dấu hiệu bệnh trĩ nặng và bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sỹ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho con yêu.

triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

Ngoài ra, với cấu trúc hậu môn chưa phát triển hoàn thiện cùng thói quen ăn uống sinh hoạt chưa khoa học, trẻ em cũng là nhóm đối tượng dễ mắc trĩ đáng lưu tâm số 1.

Trên đây là tổng hợp những dấu hiệu bệnh trĩ điển hình ở từng đối tượng và từng giai đoạn bệnh cụ thể để bạn tham khảo.

Hãy chủ động tầm soát và phát hiện bệnh kịp thời để có phương pháp điều trị tối ưu nhất giúp đảm bảo sức khỏe của bạn.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, tư vấn bệnh học, vui lòng liên hệ Phòng khám Y Tâm Đường.

Các chuyên gia, bác sỹ hàng đầu của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7 hoàn toàn miễn phí.

Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công trong cuộc sống!

Nguồn tham khảo:

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top