skip to Main Content
Menu

Bệnh trĩ (tiếng anh là hemorrhoids) là một trong những bệnh lý có liên quan trực tiếp tới các rối loạn hậu môn, trực tràng (rectum) điển hình mà có tới hơn 40% dân số mắc phải. Căn bệnh này đang dần phổ biến và trở thành nỗi lo thường trực trong cuộc sống của nhiều người hiện nay.

Có tới hơn 80% số người mắc bệnh chỉ phát hiện ra khi bệnh đã ở giai đoạn nặng khiến cho việc điều trị tốn kém và mất nhiều thời gian hơn. Đa phần trong số này chưa thực sự hiểu bệnh trĩ là bệnh gì, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trĩ như thế nào cho an toàn, hiệu quả.

Bài viết này tổng hợp đầy đủ nhất các thông tin cần thiết để giúp bạn chủ động hơn trong việc phát hiện sớm, phân loại và có phương pháp trị dứt điểm bệnh trĩ.

Hãy dành ra 5 phút đọc nó và trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất để phòng, chữa trĩ thành công, bảo vệ sức khỏe và tận hưởng cuộc sống chất lượng nhất.

bệnh trĩ nguyên nhân dấu hiệu cách chữa

Có tới hơn 50% dân số Việt Nam đã và đang phải đối mặt với bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Để hiểu tưởng tận về bệnh cũng như biết cách phân loại và điều trị tốt nhất, trước tiên bạn cần biết chính xác trĩ là bệnh gì hay nắm được định nghĩa về bệnh trĩ.

Theo y học lâm sàng trĩ hay lòi dom được hiểu là bệnh lý rối loạn hậu môn trực tràng gây ra bởi sự dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở xung quanh hậu môn.

Sự sa dãn này gây tổn thương nghiêm trọng tới cấu trúc tĩnh mạch khiến chúng bị viêm sưng, tụ huyết, căng phồng, chảy máu… tạo thành bệnh trĩ.

Các búi trĩ này có thể hình thành phía trong ống hậu môn hoặc xuất hiện ngay phần ngoài (phía dưới đường lược) của hậu môn.

Tùy vào vị tri hình thành ban đầu của búi trĩ mà bệnh được chia thành 2 dạng phổ biến là trĩ nội và trĩ ngoại. Mỗi dạng trĩ lại được đặc trưng bởi các biểu hiện bệnh khác nhau theo từng giai đoạn và có những cách điều trị riêng biệt.

Video bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Trường giải thích về bệnh trĩ

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Trĩ thường gặp nhiều ở những người mắc chứng táo bón kinh niên, có thói quen lười vận động…

Bệnh trĩ giai đoạn đầu thường không gây nguy hiểm trực tiếp và ngay lập tức tới sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, nếu không dứt khoát điều trị để đến giai đoạn nặng hơn (giai đoạn 3 4) thì các triệu chứng của trĩ lại khiến người bệnh gặp không ít rắc rối, phiền toái trong cuộc sống.

Nếu để bệnh diễn tiến trong thời gian dài có thể gây nhiều nguy hiểm như nhiễm trùng, lở loét vùng hậu môn, làm tăng nặng tình trạng đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Bệnh trĩ nếu không được điều trị trĩ dứt điểm, tình trạng viêm loét và tụ máu kéo dài sẽ hình thành biến chứng tắc mạch, làm tổn thương cấu trúc vùng hậu môn, trực tràng và gây ra hoại tử cũng như nhiều bệnh lý khác.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng trĩ là nguyên nhân trực tiếp khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm

Bệnh trĩ có mấy dạng?

Như đã nói ở trên, bệnh trĩ chủ yếu biếu hiện ở hai dạng là trĩ nội và trĩ ngoại.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể mắc cả hai dạng cùng lúc, y khoa gọi là là trĩ hỗn hợp.

Dưới đây là những kiến thức tổng quát về trĩ nội và trĩ ngoại:

Bệnh trĩ nội:

Trĩ nội là một trong 2 dạng trĩ phổ biến mà bất kì ai cũng có thể mắc phải.

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường rất khó phát hiện vì búi trĩ hình thành phía trong ống hậu môn.

Các biểu hiện ban đầu của trĩ nội cũng rất dễ gây nhầm lẫm với một số dấu hiệu tổn thương hậu môn, trực tràng (rectum) khác.

Thông thường, trĩ nội giai đoạn đầu chỉ được phát hiện khi tiến hành thăm dò hậu môn bằng thiết bị chuyên khoa thông qua các phương pháp cận lâm sàng.

Bệnh trĩ nội

Trĩ nội là 1 trong 2 dạng trĩ phổ biến nhất hiện nay

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 độ theo diễn tiến phát triển của búi trĩ gồm:

Trĩ nội độ 1

Búi trĩ mới bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn.

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể gặp hiện tượng đi ngoài ra máu (máu có thể nhỏ giọt hoặc phun thành tia sau khi đại tiện).

Triệu chứng đi ngoài ra máu rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng chảy máu do nứt kẽ hậu môn sau táo bón.

Do đó, người bệnh thường chủ quan, ít đi thăm khám chuyên khoa.

Trĩ nội độ 2

Khi này, búi trĩ đã sa ra bên ngoài hậu môn khi bạn đi cầu nhưng lại tự co vào ngay sau đó.

Thế nên nếu không để ý kĩ thì người bệnh rất khó để phát hiện sự có mặt của trĩ ở thời điểm này.

Trĩ nội độ 3

Bước vài giai đoạn 3, bạn đã có thể thấy rõ sự xuất hiện của búi trĩ khi đi vệ sinh.

Bởi chúng sẽ bị sa ra ngoài khi bạn đi đại tiện và không thể tự co lại nữa mà bạn phải dùng tay đẩy thì nó mới trở lại hậu môn.

Nếu đã bắt gặp hiện tượng này, lời khuyên tốt nhất cho bạn là hãy nhanh chóng tìm tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn điều trị càng sớm càng tốt.

Hãy chủ động hạn chế sự tiến triển không mong muốn của bệnh để đảm bảo sức khỏe.

Trĩ nội độ 4

Đây là giai đoạn nặng nhất của trĩ nội. Lúc này búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn không thể ấn vào trong được nữa.

Bạn sẽ luôn cảm thấy cộm ở hậu môn kèm theo cảm giác đau rát, khó chịu và ướt át do búi trĩ tiết dịch hội.

Nếu để lâu, búi trĩ thường xuyên cọ sát với quần sẽ bị tổn thương nặng hơn, có thể  bị thắt nghẹt, hoại tử, viêm loét, chảy dịch… có nguy cơ dẫn đến ung thư đại trực tràng do sự tấn công của vi khuẩn, vi rút.

Bệnh trĩ nội

Bệnh được chia thành 4 độ với mức nghiêm trọng tăng dần

Bệnh trĩ ngoại:

Phổ biến không kém gì trĩ nội, có tới gần 60% số ca bệnh được chẩn đoán là mắc trĩ ngoại.

Tuy nhiên, việc nhận biết trĩ ngoại lại dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Ngay từ giai đoạn sớm người bệnh đã có thể cảm nhận được sự xuất hiện của trĩ do búi trĩ ngoại được hình thành phía dưới đường lược, ngay bên ngoài hậu môn.

Trĩ ngoại hình thành chủ yếu do các tĩnh mạch vùng hậu môn phải chịu quá nhiều áp lực khiến chúng bị căng dãn, sưng phồng tạo thành cục.

Bệnh trĩ ngoại cũng phát triển qua 4 cấp độ gồm:

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 

Còn gọi là bệnh trĩ ngoại nhẹ: ở giai đoạn 1 khi búi trĩ mới bắt đầu hình thành bên ngoài lỗ hậu môn có thể bạn chưa cảm nhận thấy sự có mặt của nó.

Thế nhưng, khi đi đại tiện có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu, có cảm giác ngứa rát và hơi cộm ở hậu môn.

Các dấu hiệu này chưa thực sự điển hình và rõ rệt nên rất dễ bị bỏ qua tạo cơ hội cho trĩ ngoại tiến triển nặng hơn.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2

Theo thời gian, búi trĩ đã phát triển lớn hơn và phức tạp hơn.

Bạn đã có thể sờ thấy búi trĩ và quan sát được nó. Tuy nhiên do tâm lý e ngại có nhiều người vẫn nhất quyết không chịu tìm tới bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.

Để đảm bảo an toàn, bạn cần vệ sinh vùng hậu môn thường xuyên tránh viêm nhiễm và giảm cảm giác đau đớn.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 3

Bước sang giai đoạn 3, các biểu hiện của trĩ ngoại đã khá rõ ràng.

Bạn sẽ cảm thấy đau và khó khăn hơn khi đi đại tiện.

Hiện tượng đại tiện ra máu cũng diễn ra thường xuyên hơn do sự lớn dần của búi trĩ.

Tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn bị thiếu máu kèm theo những viêm nhiêm không đáng có khiến bệnh khó điều trị hơn.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 4

Đây là giai đoạn nặng nhất của trĩ ngoại. Đã có biến chứng tắc mạch. Búi trĩ đã bị viêm và rất rễ chảy máu.

Kèm theo hiện tượng sưng viêm, chảy máu là cảm giác ngứa ngáy, đau đớn kéo dài, đặc biệt là khi có sự cọ sát vào búi trĩ.

Hiện tượng viêm sưng, đau đớn, chảy máu kéo dài không chỉ khiến bạn mệt mỏi, thiếu máu mà kcòn có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử vùng búi trĩ và hậu môn gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Bệnh trĩ ngoại:

Trĩ ngoại cũng là nỗi lo của gần 60% người bệnh đã và đang điều trị bệnh trĩ

Nguyên nhân bệnh trĩ:

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn có thể phải đối mặt với bệnh trĩ.

Tuy nhiên, theo các bác sỹ khoa tiêu hóa thì có tới 90% người mắc trĩ có căn nguyên gây bệnh khởi phát từ những yếu tố thuận lợi như:

  • Căng thẳng kéo dài
  • Lười vận động
  • Chế độ ăn nghèo chất xơ
  • Lười uống nước
  • Ảnh hưởng của quá trình mang thai và sinh con
  • Do sự ảnh hưởng của tuổi tác
  • Do đặc thù công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều, làm việc nặng…
  • Táo bón, tiêu chảy thường xuyên
  • Ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác
Nguyên nhân bệnh trĩ

Nguyên  nhân chủ yếu của bệnh trĩ trực tiếp đến từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh 

Triệu chứng bệnh trĩ:

Ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ thường khó phát hiện do các triệu chứng biểu hiện còn mơ hồ, chưa rõ ràng, chủ yếu là táo bón hoặc đi ngoài phân dính máu.

Tuy nhiên, khi đã bước sang giai đoạn 2 hoặc 3, các triệu chứng bệnh trĩ trở nên rõ nét và điển hình hơn rất nhiều.

Bạn có thể cảm nhận thấy rõ các dấu hiệu bệnh trĩ như:

  • Sưng đau, ngứa rát vùng hậu môn
  • Thấy cồm cộm ở hậu môn
  • Khó chịu, nóng rát lỗ hậu môn khi đi đại tiện
  • Thấy có cục thịt thừa lồi ra khỏi hậu môn…

Các bác sỹ chuyên khoa khuyên bạn nên chủ động thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường đầu tiên như: táo bón kéo dài trên 5 ngày, đi ngoài ra máu hoặc chảy máu hậu môn, thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau rát ở hậu môn…để được chẩn đoán chính xác và điều trị trĩ sớm nhất.

Triệu chứng bệnh trĩ:

Bệnh thường được đặc trưng bởi các biểu hiện ngứa rát, sưng tấy, đi táo bón, đi ngoài ra máu…

Cách chữa bệnh trĩ:

Ở mỗi giai đoạn bệnh và mỗi hình thức biểu hiện bệnh khác nhau sẽ có một phác đồ hay phương pháp điều trị riêng biệt nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu nhất cho người bệnh.

Hiện nay, bệnh trĩ có thể được điểu trị bằng cả hai phương pháp là Đông y và Tây y.

Với Tây y, bệnh có thể được điều trị bằng nội khoa (thuốc uống, thuốc bôi) nếu được phát hiện ở giai đoạn 1 và 2.

Ở bệnh nhân trĩ giai đoạn 3 hoặc 4 khi tình trạng bệnh đã trầm trọng hơn, phương pháp điều trị nội khoa không còn phát huy tối đa tác dụng.

Lúc này các bác sĩ có thể tiến hành điều trị ngoại khoa chuyên biệt Stapled hemorrhoidopexy (cắt trĩ bằng kẹp) kết hợp điều trị triệu chứng tại chỗ bằng nội khoa.

cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng phương pháp dân gian

Bệnh có thể được điều trị bằng cả phương pháp Đông y và Tây y

Tuy vậy, rất nhiều người bệnh thường có tâm lý e sợ khi can thiệp trĩ bằng phương pháp ngoại khoa.

Giải pháp an toàn mà họ chọn là chữa bệnh trĩ bằng Đông y và các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên.

Với việc điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Đông y, ngoài việc tác động tại chỗ để giảm và loại bỏ triệu chứng bên ngoài, các thầy thuốc đề cao khả năng tác động đào thải độc tố, cải thiện bệnh cảnh từ bên trong cơ thể.

Nếu như Tây y chú trọng việc loại bỏ triệu chứng thì Đông y lại hướng đến việc tiêu diệt căn nguyên gây bệnh sâu xa từ bên trong cơ thể.

Để xác định được phương pháp chữa trĩ hiệu quả và an toàn nhất, người bệnh nên trực tiếp thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Quá trình thăm khám sẽ giúp bạn biết rõ về loại bệnh, mức độ bệnh và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, dù điều trị theo phương pháp nào người bệnh cũng cần nghiêm túc thực hiện các lưu ý trong quá trình điều trị.

Bạn nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng cũng như những kiêng khem cần thiết để hỗ trợ điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Cách chữa bệnh trĩ

Tuy nhiên, đa phần người bệnh vẫn tin tưởng lựa chọn điều trị trĩ bảo tồn bằng Đông y

Một số phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến:

Bệnh trĩ ở giai đoạn nặng như giai đoạn 3 và 4 thường phải sử dụng biện pháp phẫu thuật để cắt bỏ các búi trĩ đã bị sa giãn. Những phương pháp cắt trĩ phổ biến hiện nay là:

  • Cắt trĩ bằng laser
  • Cắt trĩ bằng phương pháp hcpt
  • Cắt trĩ theo phương pháp ferguson
  • Cắt trĩ bằng phương pháp pph
  • Cắt trĩ bằng phương pháp milligan morgan
  • Cắt trĩ longo

Bệnh trĩ nên ăn gì:

Hãy xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung chất xơ và nên ăn nhiều các loại thực phẩm nhuận tràng như: khoai lang, mồng tơi, rau đay, diếp cá, rau dền… giúp hệ tiêu hóa và bài tiết hoạt động trơn tru hơn, hạn chế táo bón – nguyên nhân hàng đầu cảu bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, hãy chú ý tăng cường các nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt và magie để bổ sung dinh dưỡng tự nhiên và hỗ trợ tạo máu cho cơ thể, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do trĩ.

Hạn chế ăn mặn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…

Đặc biệt, không nên ăn quá no vì ăn quá no sẽ làm gia tăng áp lực ổ bụng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới các tĩnh mạch trĩ khiến bệnh lâu lành.

Bệnh trĩ nên ăn gì

Kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để đạt kết qủa chữa trĩ tối ưu nhất.

Nếu áp dụng đúng phác đồ điều trị phù hợp và đảm bảo thực hiện tốt các lưu ý cần thiết về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt dành cho người bệnh trĩ, chắc chắn bạn sẽ sớm nhận được kết quả điều trị khả quan như mong muốn.

Bệnh trĩ khi mang thai:

Với bệnh trĩ ở bà bầu nguyên nhân chủ yếu đến từ sự gia tăng áp lực ổ bụng (do sự gia tăng khối lượng của thai nhi theo từng thời điểm trong thai kì).

Trọng lượng và sức nặng của ổ bụng tăng dần chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch búi trĩ ở hậu môn khiến chúng dễ rơi vào trạng thái căng phồng và sa dãn ra ngoài gây trĩ.

Việc điều trị bệnh trĩ ở hai nhóm đối tượng này lại có những đồi hỏi riêng biệt, để đảm bảo an toàn tối đa cho cả bà bầu và thai nhi, việc chữa bệnh trĩ khi mang thai phải đặc biệt chú ý hạn chế tối đa những ảnh hưởng của thuốc tân dược để tránh các nguy cơ không đáng có cho thai nhi.

Hình ảnh bệnh trĩ:

Hình ảnh của bệnh trĩ nội:

Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 1

Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 2

Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 3

Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 4

Hình ảnh của bệnh trĩ ngoại:

Hình ảnh của bệnh trĩ ngoại

Hình ảnh của bệnh trĩ ngoại tụ máu

Hình ảnh của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ có lây không:

Xin khẳng định với các bạn độc giả bệnh trĩ không lây và cũng không di truyền. Đây là căn bệnh chủ yếu do thói quen ăn uống sinh hoạt của con người, nếu có một lối sống lành mạnh thì sẽ không bị bệnh.

Hãy chủ động trao đổi với bác sỹ chuyên khoa ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường nghi bệnh trĩ để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.

Phòng khám Y Tâm Đường luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về bệnh trĩ để giúp bạn chữa khỏi bệnh và có sức khỏe tốt nhất hướng tới cuộc sống chất lượng nhất.

Nguồn tham khảo:

Hemorrhoids – Symptoms and causes – Mayo Clinic: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/symptoms-causes/syc-20360268

Hemorrhoids: Causes & Symptoms of Internal vs. External Hemorrhoids: https://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-hemorrhoids-basics

Hemorrhoids How to Treat at Home, Symptoms & Causes: https://www.emedicinehealth.com/hemorrhoids/article_em.htm

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top